Hộp sọ có niên đại 300.000 năm thuộc về một đứa trẻ lần đầu tiên được tìm thấy ở động Hoa Long, tỉnh An Huy (Trung Quốc), vào năm 2019 bên cạnh những tàn tích hóa thạch khác.
Dù mất nhiều thời gian, Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) vẫn không thể kết nối hộp sọ với bất kỳ loài người nào đã được ghi chép trước đây.
Các nhà khoa học vô cùng bất ngờ trước phát hiện trên, vì mẫu vật không có điểm tương đồng với những loài người như Neanderthal hoặc Denisovan, theo trang Science Alert hôm 7.8.
Điều này khiến họ cho rằng hộp sọ phải thuộc về một loài người đã biến mất khỏi dòng thời gian và giờ đây mới được tìm thấy.
Trong khi hộp sọ có những điểm tương đồng so với tổ tiên của loài người hiện đại, mẫu vật lại không có cằm, và lại giống những loài người bị tuyệt chủng ở châu Á là Denisovan.
Bất ngờ nhân vật quyền lực trong ngôi mộ cổ 'Quý ông ngà voi'
Các nhà khoa học cho hay hình dạng của hộp sọ chưa từng được ghi nhận trong số các hóa thạch của loài người ở Đông Á vào giai đoạn cuối của trung kỳ Thế Pleistocen.
Họ tin rằng mẫu vật, được đặt ký hiệu HDL 6, có thể là sự kết hợp giữa loài người hiện đại và một loài người chưa từng biết đến nhưng có mặt ở Trung Quốc cách đây hàng trăm ngàn năm.
Nếu được chứng minh, phát hiện ở Trung Quốc có thể bổ sung một nhánh vào nhóm "loài người tiền Homo sapien", và mang đến cái nhìn tường tận hơn về cây phả hệ của loài người.
Bình luận (0)