(TNO) Các nhà khoa học ở Utah (Mỹ) vừa cho biết họ đã phát hiện được một loài khủng long mới có họ hàng với loài khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Đó là loài động vật ăn thịt lớn với cái sọ dày và hàm răng to bén được mệnh danh là 'vua máu', theo Reuters ngày 7.11.
|
Các mảnh xương hóa thạch của loài khủng long dài 7,3 mét trên, hơi nhỏ hơn nhưng già hơn loài khủng long bạo chúa 10 triệu năm tuổi, được công bố tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Utah (ở Salt Lake, thủ phủ Utah), và được thông báo là loài khủng long mới phát hiện trên tạp chí Plos One.
Các nhà khoa học hy vọng rằng phát hiện trên sẽ giúp họ khám phá được hệ sinh thái cổ đại nơi loài động vật ăn thịt này chu du.
Reuters cho biết, mảnh xương hóa thạch được tìm thấy bởi các nhân viên thuộc Cục Quản lý đất đai liên bang Mỹ làm việc ở miền đông Utah hồi năm 2009. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho loài khủng long mới là Lythronax, hay 'vua máu' do đặc điểm hàm răng lớn chứng tỏ đây là một loài động vật ăn thịt từng thống trị địa cầu.
"Sự khám phá ra Lythronax đã đẩy lùi thời gian tiến hóa của nhóm đưa đến sự phát sinh loài khủng long bạo chúa, điều mà chúng tôi chưa biết được trước đây", Mark Loewen, nhà địa chất học thuộc Đại học Utah dẫn đầu nhóm khảo cổ phát hiện loài khủng long mới cho biết và thêm là "Lythronax có thể nói giống như là 'ông chú' của Tyrannosaurus rex".
|
Các nhà cổ sinh vật học cho rằng, các cá thể loài Lythronax có những đặc điểm của loài khủng long bạo chúa như cơ thể lớn, hai chi trước nhỏ, hộp sọ dày và đôi mắt hướng về phía trước. Tuy nhiên trong khi Tyrannosaurus rex sống cách nay 70 triệu năm thì loài Lythronax có mặt trên địa cầu ít nhất là từ 80 triệu năm trước.
Giống như họ hàng của nó, Lythronax được cho là loài động vật ăn thịt thống trị trong thời kỳ chúng tồn tại, sống lang thang trên các miền đất trải rộng từ Mexico đến Alaska, bao gồm cả Utah, ở giai đoạn Campanian của kỷ Creta muộn.
Tiến Dũng
>> Quái thú cổ đại "vượt mặt" khủng long bạo chúa
>> Khủng long nặng nhất thế giới di chuyển thế nào ?
>> Tái tạo bước đi của khủng long sau 94 triệu năm
>> Hóa thạch khủng long đắt giá nhất thế giới?
>> Khủng long khổng lồ đào hang tránh nóng
>> Đuôi khủng long 72 triệu năm tuổi
>> Phát hiện loài khủng long mũi to, sừng dài
>> Tranh cãi quanh chuyện sex của khủng long gai
>> Sao chổi đã hủy diệt khủng long?
Bình luận (0)