(TNO) Các nhà khoa học Anh cho hay đã xác định được một lớp cấu tạo mới chưa từng được nhìn thấy trước đây trong giác mạc mắt ở người.
Phát hiện mới này có thể hỗ trợ giới phẫu thuật gia điều trị những căn bệnh về thị lực.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Nottingham (Anh) cho hay phát hiện trên có thể cải thiện kết quả điều trị ở những bệnh nhân phải trải qua các cuộc phẫu thuật cấy và ghép giác mạc.
|
Lớp giác mạc mới được gọi là lớp Dua, theo tên của Giáo sư Harminder Dua, người đã có công tìm ra phần còn thiếu hụt trong kho kiến thức về mắt lâu nay.
“Đây là một phát hiện quan trọng, có nghĩa là sách giáo khoa về mắt cần phải được viết lại”, theo RTT News dẫn lời giáo sư Dua.
Theo đó, việc xác định được một lớp đặc biệt và nằm sâu bên trong mô của võng mạc, các bác sĩ có thể khai thác sự hiện diện của nó để đảm bảo những cuộc phẫu thuật được an toàn và đơn giản hơn cho bệnh nhân.
Giác mạc mắt của người, tức phần bảo vệ trước tròng mắt, lâu nay được cho là cấu tạo gồm 5 lớp (từ trước ra sau): màng sừng biểu mô, lớp Bowman, màng sừng nền, màng Descemet và màng trong.
Lớp màng mới, nằm ở đằng sau giác mạc, giữa màng sừng nền và màng trong, chỉ dày 15 micron nhưng lại rắn chắc và đủ mạnh để chịu được áp lực trong mắt.
Việc hiểu được đặc điểm và vị trí của lớp Dua có thể giúp giới chuyên gia nghiên cứu một số dạng bệnh tật có liên quan đến giác mạc.
Hạo Nhiên
>> Viêm kết giác mạc mùa xuân
>> Ghép giác mạc
>> Hiến tặng giác mạc
>> Loét giác mạc
>> Công nghệ hỗ trợ thị lực
>> Não bù trừ cho chuyện mất dần thị lực
Bình luận (0)