Tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Tiêu thụ các sản phẩm sữa với lượng vừa phải, đặc biệt là sữa và sữa chua, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường |
Shutterstock |
Tiến sĩ Annalisa Giosu và nhóm nghiên cứu từ Đại học Naples Federico II (Ý) đã tiến hành xem xét các nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật đối với bệnh tiểu đường.
Các phân tích bao gồm 175 đánh giá về số lượng từng sản phẩm động vật trong việc làm tăng hoặc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Loại thực phẩm nào giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Kết quả cho thấy, thực phẩm từ sữa có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường hoặc không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Kết quả cụ thể cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm như sau:
Tiêu thụ 200 g sữa một ngày: Giảm 10% nguy cơ
100 g sữa chua một ngày: Giảm 6% nguy cơ mắc bệnh, theo Express.
Tiến sĩ Giosu cho biết: Các sản phẩm từ sữa rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các hợp chất hoạt tính sinh học có thể tác động thuận lợi đến quá trình chuyển hóa đường của cơ thể.
Ví dụ, whey protein trong sữa có thể điều chỉnh sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.
Men vi sinh probiotics cũng có tác dụng có lợi đối với quá trình chuyển hóa đường, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm sữa với lượng vừa phải, đặc biệt là sữa và sữa chua, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng đáng kể khi tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến |
Shutterstock |
Loại thực phẩm nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Ngược lại, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng đáng kể khi tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến, cụ thể như sau:
Tiêu thụ 100 g thịt tổng số mỗi ngày: Tăng 20%
100 g thịt đỏ mỗi ngày: Tăng 22%
50 g thịt chế biến mỗi ngày: Tăng 30%, theo Express.
Thịt đỏ và thịt chế biến chứa nhiều axit béo bão hòa và cholesterol - thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính nhẹ và căng thẳng oxy hóa, do đó có thể làm giảm độ nhạy với insulin.
Thịt chế biến cũng chứa nitrit và natri có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
Ngược lại, thịt trắng chưa ít chất béo hơn, và có axit béo lành mạnh hơn.
Vì vậy, nên ăn ít các loại như thịt đỏ và thịt chế biến, tốt nhất nên thay thế với lượng vừa phải cá và trứng, theo Express.
Bình luận (0)