Theo nghiên cứu của Mayo Clinic, trong số 1.000 người đã tiêm chủng hoặc đã nhiễm Covid-19, chưa đến 1 người phải nhập viện vì tái nhiễm.
Nghiên cứu mới của phòng khám nổi tiếng của Mỹ Mayo Clinic, đã phát hiện nhập viện do tái nhiễm Covid-19 là cực kỳ hiếm gặp |
Shutterstock |
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa của Mỹ Clinical Infectious Diseases, ủng hộ các nghiên cứu trước đây, cho thấy tiêm chủng là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm Covid-19 nặng, nhập viện và tử vong.
Tác giả chính, tiến sĩ Benjamin Pollock, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Chăm sóc Sức khỏe Mayo Clinic Robert D. and Patricia E. Kern (Mỹ), cho biết.
"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng mặc dù trường hợp hy hữu đó có thể xảy ra, nhưng những sự cố này là cực kỳ hiếm gặp”.
Bản tin Covid-19 ngày 29.3: Cả nước hơn 9,3 triệu ca | 6 điều cần biết về hậu Covid-19 |
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 106.349 bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Mayo Clinic, gồm những người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm chủng và có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Trong số những bệnh nhân này, chỉ có 69 người đã tiêm chủng phải nhập viện vì nhiễm Covid-19.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ nhập viện là:
0,6%, nghĩa là 6 trên 10.000 đối với bệnh nhân đã tiêm chủng.
0,3%, nghĩa là 3 trong 10.000, ở những người tái nhiễm nhưng chưa tiêm chủng.
Đặc biệt, ở người đã tiêm chủng, nếu tái nhiễm, tỷ lệ này càng thấp, chỉ 0,1%, nghĩa là 1 trên 10.000, theo Mayo Clinic.
Tiến sĩ Pollock cho biết: “Chúng tôi nhận thấy những kết quả này trùng hợp với các nghiên cứu trước đây”.
“Nghiên cứu này phát hiện ra rằng trong số những bệnh nhân đến khám bệnh, cả miễn dịch do từng nhiễm Covid-19 và miễn dịch do vắc xin mang lại đều dẫn đến tỷ lệ nhập viện do Covid-19 rất thấp”.
Người đã tiêm chủng, nếu tái nhiễm, thì chỉ 0,1 phải nhập viện |
Shutterstock |
Tiến sĩ Aaron Tande, bác sĩ bệnh truyền nhiễm của Mayo Clinic, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, tiêm chủng vẫn là con đường an toàn nhất để bảo vệ khỏi nhiễm bệnh nặng.
Vắc xin Covid-19 cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung cho người đã nhiễm Covid-19.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho kết quả tương tự, các tác giả lưu ý.
Bình luận (0)