Chuẩn tinh vốn dĩ là những thiên thể sáng nhất vũ trụ, với mỗi chuẩn tinh chứa một siêu hố đen và chủ động ngốn ngấu quầng khí, bụi xung quanh.
Tuy nhiên, hố đen của chuẩn tinh vừa được phát hiện được ước tính mỗi ngày "nuốt chửng" khối lượng vật liệu phải lớn hơn 1 mặt trời, biến nó thành hố đen có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mà giới khoa học từng quan sát được, Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cho biết.
Bản thân chuẩn tinh, tên chính thức là J059-4351, có bề ngang trải dài khoảng 7 năm ánh sáng, và tỏa ra ánh sáng gấp hơn nửa triệu tỉ mặt trời của chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
"J059-4351 cũng là khu vực bạo lực nhất của vũ trụ mà chúng ta từng biết đến", tác giả báo cáo Christian Wolf của Đại học Quốc gia Úc.
Điều bất ngờ là đến nay con người trái đất mới biết về sự hiện diện của nó, trong khi thành công ghi nhận khoảng 1 triệu chuẩn tinh khác trên khắp vũ trụ.
"Nói theo nghĩa đen, chuẩn tin trên lâu nay vẫn "nhìn chằm chằm" vào chúng ta", đồng tác giả Christopher Onken cũng thuộc Đại học Quốc gia Úc bổ sung.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự tồn tại của J059-4351 dựa vào hình ảnh do kính viễn vọng Khảo sát bầu trời phương nam Schmidt (Úc) chụp được vào năm 1980.
Tuy nhiên, lúc đó, các nhà nghiên cứu tưởng nhầm nó là một ngôi sao.
Đến năm ngoái, đội ngũ Đại học Quốc gia Úc mới có thể xác định thiên thể trên là một chuẩn tinh.
Bình luận (0)