Phát hiện sao nhấp nháy đầu tiên ở gần tâm Dải Ngân hà

12/06/2021 15:06 GMT+7

Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một ngôi sao nhấp nháy với kích thước khổng lồ, gấp 100 lần so với mặt trời, ở khu vực gần trung tâm của Dải Ngân hà.

Thông qua các kính viễn vọng, các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ trong vòng vài trăm ngày, ngôi sao này mờ đi đến 97% trước khi tỏa sáng như ban đầu. Họ đặt tên cho nó là VVV-WIT-08, nằm cách địa cầu hơn 25.000 năm ánh sáng.
“Nó xuất hiện theo kiểu từ trên trời rơi xuống”, báo The Guardian dẫn lời tiến sĩ Leigh Smith đang công tác tại Đại học Cambridge (Anh). Nó bắt đầu mờ đi vào đầu năm 2012 và gần như biến mất vào tháng 4 cùng năm trước khi khôi phục ánh sáng ban đầu trong vòng 100 ngày kế tiếp.
Các nhà thiên văn học đã chú ý đến sự tồn tại bí ẩn của ngôi sao trên trong lúc rà soát dữ liệu do kính viễn vọng Vista thu thập về Dải Ngân hà. Đây là đài thiên văn của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại Nam bán cầu (ESO) đặt tại Chile.
Vì đối tượng tọa lạc trong khu vực chen chúc nhiều sao của Dải Ngân hà, các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng ngôi sao bị một hành tinh che mờ trong lúc di chuyển trên quỹ đạo và che chắn ánh sáng truyền đến ống kính của Trái đất.
Đây không phải là ngôi sao nhấp nháy duy nhất đã được nhân loại phát hiện, dù nó là đại diện đầu tiên của Dải Ngân hà. Một ngôi sao khổng lồ thuộc hệ Epsilon Aurigae thuộc chòm Ngự Phu luôn bị mờ khoảng 50% trong mỗi 27 năm. Một ngôi sao khác được đặt tên TYC 2505-672-1 cũng mờ đi mỗi 69 năm.
Việc phát hiện một ứng viên mới nhất của nhóm sao nhấp nháy cho phép các nhà thiên văn có thể nghiên cứu sâu hơn về dòng sao này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.