Phát hiện thằn lằn 99 triệu năm tuổi

10/03/2016 06:19 GMT+7

12 hóa thạch thằn lằn trong hổ phách (ảnh), thuộc kỷ Phấn Trắng, đã được phát hiện tại Myanmar.

12 hóa thạch thằn lằn trong hổ phách (ảnh), thuộc kỷ Phấn Trắng, đã được phát hiện tại Myanmar.

Ảnh: CNET
Ảnh: CNET
Trong đó, một mẫu vật tắc kè hoa có tuổi đời đến 99 triệu năm, được xem là con thằn lằn cổ nhất hiện nay. Cụ thể, con thằn lằn dài 18 mm và phá vỡ kỷ lục của hóa thạch thằn lằn trước đó, chỉ với 78 triệu năm. Các mẫu vật hiện được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ.
Ngày 7.3, chuyên trang Science Alert dẫn nguồn bài viết đăng trên tạp chí Science Advances lý giải nguồn gốc của những mẫu hổ phách là do thằn lằn đã vô tình giấu mình dưới lớp nhựa cây, như một cách ngụy trang tránh các loài côn trùng hoặc thú ăn thịt khác.
Để tiến hành phân tích các mẫu vật, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chụp micro-CT (chụp cắt lớp siêu vi bằng tia X). Sau khi chụp, cấu tạo cơ thể của sinh vật sẽ được mô phỏng theo định dạng 3D, hiển thị chính xác từng chi tiết các bộ phận cơ thể.
Trong quá trình phân tích các mẫu vật quý hiếm này, nhóm nghiên cứu đang đứng trước câu hỏi liệu nguồn gốc tiến hóa của tắc kè hoa có phải ở châu Phi hay không. Bên cạnh đó là vấn đề tiến hóa của tắc kè hoa cổ đại so với giống loài của chúng hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.