(TNO) Sáng nay 5.9, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cho biết đã phát hiện ổ bọ xít hút máu người tại nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên ở tổ 42, khu vực 8, phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định.
Từ tối ngày 4 và sáng 5.9, đã có 5 con bọ xít hút máu người được các cán bộ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn bắt trong tủ quần áo và nền nhà bà Liên. Trong đó, có 3 con trưởng thành và 2 con mới lớn.
Trước đó, từ ngày 26.8 - 4.9, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cũng đã tiếp nhận 4 con bọ xít hút máu người do người dân TP.Quy Nhơn giao nộp. Trong đó, 3 con được phát hiện tại nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên và một con được phát hiện tại nhà bà Đoàn Thị Kim Xuyến (ở tổ 42, khu vực 8, phường Hải Cảng) vào sáng ngày 4.9.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn) cho biết: Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, những con bọ xít hút máu người mới được người dân phát hiện tại TP.Quy Nhơn đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832.
Những con bọ xít mới phát hiện này giống hệt 27 con bọ xít hút máu người từng phát hiện ở khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2010.
|
|
Giống bọ xít này có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng các nhà khoa học xác định là đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm trước.
Những hóa chất dùng trong y tế như permethrin 50EC, fendona 10SC, icon 10 WP (nhóm có nguồn gốc từ thực vật - pyrethroid), liều 30 mg nguyên chất/m2 có thể phun trong và xung quanh nhà giống như phun diệt muỗi để tiêu diệt loại bọ xít này.
“Khi phát hiện ra loại bọ xít này, mọi người nên bắt và báo với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn để chúng tôi tổ chức điều tra tại nơi phát hiện, tìm ổ đẻ và có biện pháp phun thuốc tiêu diệt chúng. Đồng thời, mọi người nên vệ sinh nhà cửa, nhất là những nơi ẩm thấp để hạn chế nơi ở của bọ xít hút máu người”, TS. Nguyễn Xuân Quang cho biết. |
Tin, ảnh: Hoàng Trọng
>> Liên tục bắt được bọ xít hút máu người
>> Bắt bọ xít hút máu người
>> Lại bắt thêm bọ xít hút máu người
>> Xơi bọ xít ở bản Puôi
Bình luận (0)