Phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử cho trẻ bị khiếm thính khi nào?

31/05/2017 15:01 GMT+7

Ngày 31.5, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) đón nhận 2 bộ ốc tai điện tử từ nhà tại trợ trị giá 450 triệu đồng/bộ.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai mũi họng BV Nhi đồng 1, cho biết BV sẽ thông báo và chọn lựa bệnh nhân đủ điều kiện, phòng công tác xã hội của BV sẽ xác minh; sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép cho trẻ bị khiếm thính.
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, tỷ lệ trẻ bị khiếm thính bẩm sinh chiếm từ 1-3/1.000 trẻ sinh ra bình thường, tỷ lệ cao nhất trong dị tật của trẻ sơ sinh. Còn số trẻ đang nằm ở các khoa dưỡng nhi (nhẹ ký, vàng da, viêm màng não… trong tháng đầu đời) thì nguy cơ khiếm thính tăng gấp 10 lần. Tại TP.HCM năm 2016 có 162.884 trẻ được sinh ra (bao gồm cả trẻ có hộ khẩu tỉnh khác), theo tỷ lệ này thì có khoảng 162 đến 486 trẻ bị khiếm thính bẩm sinh.
Mặc dù mỗi năm BV Nhi đồng 1 khám cho từ 300-500 trẻ bị khiếm thính. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm qua chỉ có 40 em được gắn bộ ốc tai điện tử trợ thính do trị giá của nó cao mà không phải gia đình nào cũng có khả năng lắp đặt cho con.

tin liên quan

Nên hay không nên cắt amidan cho trẻ?
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong số trẻ đến khám viêm đường hô hấp trên, có đến 30% trẻ được chẩn đoán viêm VA hoặc amidan.

“Không có máy trợ thính thì trẻ không nghe được và cuộc đời sẽ sang hướng khác. Tuy nhiên, sau khi gắn máy trợ thính xong thì bác sĩ sẽ cân chỉnh để bé nghe giọng nói của mình và huấn luyện ngôn ngữ nói. Sau đó sẽ huấn luyện chương trình hòa nhập và cho trẻ về hòa nhập cộng đồng. Thời gian can thiệp cho trẻ nghe nói và hòa nhập là khoảng 2 năm”, bác sĩ Như nói.
Cũng theo bác sĩ Như, việc can thiệp càng trễ thì sự phát triển phát triển ngôn ngữ của trẻ càng chậm. Trẻ càng lớn thì khả năng nói khó và khó hòa nhập. Theo y văn thế giới thì sau 7 tuổi mà cấy ốc tai điện tử thì không còn giá trị nhiều, tốt nhất là tầm soát cho trẻ sau sinh 3 ngày và tiến hành can thiệp cho trẻ là 8-12 tháng tuổi tại BV Nhi đồng 1 hoặc BV Tai mũi họng TP.HCM. Chi phí không can thiệp cho trẻ mà xã bỏ ra phải gấp 5-6 lần so với được can thiệp.
Ở các nước phát triển, họ đưa chương trình tầm soát nghe của trẻ lúc mới sinh ra. Còn tại TP.HCM chương trình khám mắt, tai trước đây có triển khai tại BV Từ Dũ, chương trình tự phát để nghiên cứu do BV Nhi đồng 1 đưa bác sĩ qua và nhanh chóng kết thúc sau đó. Theo bác sĩ Như, một BV sản nhi muốn làm tấm soát khám mắt, tai về nhi thì đòi hỏi phải có chuẩn về phòng ốc cách âm, máy móc, nhân viên phải được huấn luyện.

“Đánh giá đáp ứng nghe của trẻ tùy thuộc vào lứa tuổi bằng bảng đánh giá khả năng nghe. Thí dụ trẻ sơ sinh đang ngủ nhưng nghe tiếng động lớn không giật mình; cha mẹ nói chuyện gần bé mà bé không phản xạ đáp ứng thì có thể nghi ngờ trẻ bị điếc mà đi tầm soát”, bác sĩ Như khuyến cáo.
Từ 2004 khoa Tai mũi họng BV Nhi đồng 1 có Đơn vị thính học, đa số phụ huynh đưa trẻ đến đo thính lực rất trễ, sau 5 tuổi, trong khi đó đến 2 tuổi trẻ đã hoàn thành ngôn ngữ. Từ năm 2010 đến nay, phụ huynh đã tiếp cận được nhiều thông tin và đưa trẻ đến BV kiểm tra sớm trước 2 tuổi là tốt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.