Sách có sao chụp đầy đủ nguyên bản Hán Nôm, ký hiệu R.1726 với phần phiên âm của Lê Văn Cường. Trong sách, bản phiên âm này đã được Trần Trọng Dương hiệu khảo và chú thích. Rất đáng tiếc là tuy mới sơ bộ khảo sát mà chúng tôi đã thấy có đến 120 chỗ phiên âm còn kém, hiệu khảo chưa đạt. Dưới đây chỉ là một số dẫn chứng (sau chữ “tr.” là số thứ tự của trang quốc ngữ, liền sau dấu gạch chéo là số trang của bản R.1726).
1. “Thái Bạch là sao phóng” (tr. 287/4a). Làm gì có “sao phóng”. Trong bản R.1726 thì chữ đang xét là mai [枚] nhưng vì nét in hơi nhòe nên mới bị đọc sai thành “phóng” [放]. Trong R.1726, ngay phía dưới, chếch về bên trái, người dùng trước đã ghi cho rõ thêm bằng ngòi bút sắt rằng đó là chữ mai [枚] nhưng rất tiếc là cả nhà phiên âm và nhà hiệu khảo đều... không thấy. Huống chi, liền ngay sau đó còn có câu: “Trường canh [長庚] là sao sớm tức Thái Bạch”. Thái Bạch là “sao sớm”.“Sao sớm” là gì, nếu không phải là “sao mai”?
tin liên quan
Chuyện Đông, chuyện Tây với học giả An Chi3. “Nhĩ trưu [耳鍬] là cái nỉ cài che tai” (tr. 350/32b). Hẳn chẳng biết có vị thức giả nào biết “cái nỉ cài che tai” là cái gì còn Phạm Đình Hổ thì viết: “Nhĩ thiêu là cái nỉa cạy ráy tai”. Trong R.1726, chữ nỉa ghi bằng [才+尒], chữ cạy bằng [才+忌] và chữ ráy bằng [虫+智]. Chữ nỉa [才+尒] đã được ghi nhận trong Tự điển chữ Nôm dẫn giải của Nguyễn Quang Hồng, tập 2, tr. 1.375; chữ ráy [虫+智] cũng được ghi nhận trong tập 2 này, trang 1.532. Còn chữ [鍬] đọc là thiêu chứ không phải “trưu”. Vậy cái mà nhà phiên âm và nhà hiệu khảo đọc thành “nỉ cài che tai” chính là cái “nỉa cạy ráy tai”, tức là cái mà ngôn ngữ bình dân trong nam gọi là cây móc tai, cái vật bé nhỏ dùng để cạy cứt ráy.
Bình luận (0)