tin liên quan
Tổng thống Duterte nói Philippines làm bạn với Trung Quốc vì 'cần tiền'Chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Duterte chủ trương tạm gác tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm phán quyết tháng 7.2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”, để tập trung cải thiện quan hệ song phương, nhất là về kinh tế. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 6.2016 đến nay, nhà lãnh đạo này đã 3 lần thăm Bắc Kinh và được phía Trung Quốc cam kết cung cấp 24 tỉ USD (gần 560.000 tỉ đồng) vốn vay và đầu tư cho chương trình phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn của ông. Theo Reuters, chương trình này bao gồm 75 dự án quan trọng, trong đó có hơn phân nửa dự kiến sử dụng nguồn vốn vay, viện trợ hoặc đầu tư từ Trung Quốc.
tin liên quan
Sau khi ông Duterte vạch 'lằn ranh đỏ', Trung Quốc cử phái đoàn đến PhilippinesChính vì thế, tờ South China Morning Post (Hồng Kông) dẫn lời Bộ trưởng Diokno bày tỏ hy vọng chuyến thăm của Chủ tịch Tập sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết và ký thêm nhiều thỏa thuận về đầu tư và vốn vay. Lâu nay, một số chuyên gia Philippines đã đánh giá chính sách của Tổng thống Duterte đối với Trung Quốc “mang tính rủi ro cao vì nhượng bộ quá nhiều, quá nhanh và quá sớm”. Vì thế, nếu sắp tới vẫn không có kết quả cụ thể nào thì chính quyền Manila “sẽ chịu sức ép rất lớn” từ dư luận, theo Giáo sư Richard Heydarian tại Đại học De La Salle (Philippines).
Mặt khác, Văn phòng Tổng thống Philippines cho hay hai bên đang hướng tới ký thỏa thuận khai thác dầu khí chung ở Biển Đông trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập. Theo giới quan sát, có khả năng cao một thỏa thuận sẽ được đưa ra nhưng chỉ nêu rất khái quát, chung chung và không mang tính pháp lý. Tuy nhiên, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cảnh báo kế hoạch khai thác chung sẽ đe dọa an ninh và lợi ích của nước này và khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Bình luận (0)