Phố đi bộ trước ngày... đi bộ

18/04/2015 09:03 GMT+7

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q.1 (TP.HCM) sẽ vận hành vào ngày 20.4 để phục vụ người dân, du khách tham quan.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q.1 (TP.HCM) sẽ vận hành vào ngày 20.4 để phục vụ người dân, du khách tham quan.
Video: Khám phá những tiện ích đặc biệt của Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Phố Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao - Ảnh : Diệp Đức MinhPhố Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao - Ảnh : Diệp Đức Minh
Đây được xem là phố đi bộ quy mô, hiện đại nhất VN với kinh phí đầu tư hơn 430 tỉ đồng, là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM chào mừng 40 năm thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2015).
 
Những hàng cây lộc vừng được trồng dọc đường Nguyễn HuệNhững hàng cây lộc vừng được trồng dọc đường Nguyễn Huệ
Tuyến đi bộ có chiều dài hơn 600 m, gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn (trước trụ sở UBND TP.HCM) đến đường Lê Lợi và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng. Chiều rộng mặt đường 60 m bao gồm vỉa hè (6 m mỗi bên), 2 làn đường dành cho phương tiện lưu thông (10,5 m mỗi làn) và trục chính giữa là quảng trường đi bộ rộng 27 m. Cây xanh được trồng trên phố này được chọn lựa rất kỹ càng, kích thước khá đồng nhất với 18 cây dầu, 36 cây sứ đại (trồng hai bên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh), hơn 60 cây giáng hương và 108 cây lộc vừng (trồng hai bên quảng trường đi bộ). Hệ thống chiếu sáng nghệ thuật được bố trí suốt chiều dài phố đi bộ. Đặc biệt tại ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi và Nguyễn Huệ - Mạc Thị Bưởi được bố trí 2 hồ nhạc nước kết hợp trình diễn ánh sáng nghệ thuật tập trung.
 
Mô hình thiết kế nhạc nước trên phố đi bộ Nguyễn Huệ	- Ảnh: Đình NguyênMô hình thiết kế nhạc nước trên phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: Đình Nguyên
Theo ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, hệ thống nhạc nước, chiếu sáng nghệ thuật đã được vận hành thử thành công (trung tâm điều khiển, vận hành được xây ngầm bên dưới quảng trường). Sau ngày 20.4, TP sẽ trình diễn phục vụ người dân và du khách trước mắt vào mỗi tối cuối tuần, sau đó trình diễn liên tục các ngày trong tuần. Trong thời gian đầu, các loại phương tiện giao thông vẫn được phép lưu thông 24/24 (kể cả xe buýt) trên 2 làn đường hai bên nhưng chỉ được lưu thông theo chiều dọc của phố đi bộ (không được chạy cắt ngang quảng trường). Sau một thời gian vận hành ổn định sẽ tiến tới đi bộ hoàn toàn và phương tiện chỉ được phép lưu thông vào một số thời điểm nhất định.
 
Những hàng sứ được trồng hai bên đường Nguyễn Huệ từ đường Lê Thánh Tôn đến ngã tư Lê Lợi - Nguyễn HuệNhững hàng sứ được trồng hai bên đường Nguyễn Huệ từ đường Lê Thánh Tôn đến ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ
Ông Lâm cho biết, ngoài trình diễn nhạc nước, chiếu sáng nghệ thuật, TP đang nghiên cứu, tổ chức một số hoạt động văn hóa - văn nghệ trên phố đi bộ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của người dân, du khách.
 
Lắp hệ thống camera an ninh...
Lắp hệ thống camera an ninh...
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, phố đi bộ Nguyễn Huệ là một điểm nhấn đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố. Để tạo không gian thưởng lãm tốt nhất cho người dân và du khách, trên quảng trường đi bộ sẽ hạn chế tối đa hoạt động kinh doanh, thương mại. Thành phố đã có kế hoạch tiếp tục hình thành thêm phố đi bộ Đồng Khởi, Lê Lợi (Q.1)... trong những năm tới.
... và hệ thống chiếu sáng... và hệ thống chiếu sáng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.