Phở khô Gia Lai – Hồng: Món ngon độc đáo của phố núi

12/12/2012 16:07 GMT+7

Chỉ 2 chữ “phở khô” cũng gợi lên cho người ta bao thắc mắc rồi. Phàm đã là “phở” thì làm sao có chuyện ăn “khô” ở đây, vốn chỉ thấy ở hủ tiếu, mì… mà thôi. Tuy nhiên khi đã thưởng thức mới thấy hết cái độc đáo của món ăn phố núi này. Đây là một sự kết hợp khá thú vị giữa cách ăn của món hủ tiếu Nam Vang và… phở bò. Nói là như vậy vì khi món ăn này được dọn ra sẽ bao gồm 2 tô: tô phở khô với thit heo bằm trên bề mặt và tô nước dùng cùng thịt bò (hoặc bò viên, tùy theo yêu cầu của khách). Cũng chính vì vậy phở khô Gia Lai còn có thêm cái tên cũng khá tượng hình khác là “phở 2 tô”. Bánh phở khô Gia Lai dù cũng được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường, mà lại tròn, mảnh và khá dai. Cũng nhờ cái dai đó mà khi được trộn lên sợi phở rất dễ thấm gia vị mà không bị tưa ra. Sợi phở khô và giá sống sau khi được trụng sơ qua với nước sôi rồi mới cho thịt heo bằm, hành phi, tốp mỡ lên bề mặt. Nét độc đáo nằm ở chỗ, đây là món ăn kết hợp hài hòa hương vị của thịt heo và thịt bò. Thịt heo, đa phần là thịt ba chỉ, được băm nhuyễn rồi xào qua với hành phi. Thịt bò thì đơn giản hơn, được xắt lát mỏng rồi cho vào tô nước dùng. 2 loại thịt là vậy nhưng ăn vào thấy hài hòa đến lạ thường.

 Phở khô Gia Lai – Hồng: Món ngon độc đáo của phố núi 1
Tô phở khô với bánh phở tương tự như cọng hủ tiếu

Chỉ 2 chữ “phở khô” cũng gợi lên cho người ta bao thắc mắc rồi. Phàm đã là “phở” thì làm sao có chuyện ăn “khô” ở đây, vốn chỉ thấy ở hủ tiếu, mì… mà thôi. Tuy nhiên khi đã thưởng thức mới thấy hết cái độc đáo của món ăn phố núi này. Đây là một sự kết hợp khá thú vị giữa cách ăn của món hủ tiếu Nam Vang và… phở bò. Nói là như vậy vì khi món ăn này được dọn ra sẽ bao gồm 2 tô: tô phở khô với thit heo bằm trên bề mặt và tô nước dùng cùng thịt bò (hoặc bò viên, tùy theo yêu cầu của khách). Cũng chính vì vậy phở khô Gia Lai còn có thêm cái tên cũng khá tượng hình khác là “phở 2 tô”.

Bánh phở khô Gia Lai dù cũng được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường, mà lại tròn, mảnh và khá dai. Cũng nhờ cái dai đó mà khi được trộn lên sợi phở rất dễ thấm gia vị mà không bị tưa ra. Sợi phở khô và giá sống sau khi được trụng sơ qua với nước sôi rồi mới cho thịt heo bằm, hành phi, tốp mỡ lên bề mặt. Nét độc đáo nằm ở chỗ, đây là món ăn kết hợp hài hòa hương vị của thịt heo và thịt bò. Thịt heo, đa phần là thịt ba chỉ, được băm nhuyễn rồi xào qua với hành phi. Thịt bò thì đơn giản hơn, được xắt lát mỏng rồi cho vào tô nước dùng. 2 loại thịt là vậy nhưng ăn vào thấy hài hòa đến lạ thường.

Tiệm phở khô Gia Lai Hồng này nằm trong khu cư xá Bắc Hải ở quận 10. “Hồng”,  tên của quán cũng là tên người con gái của ông Nguyễn Thành Mỹ, người “khai sinh” ra món ăn độc đáo này ở Gia Lai. Ngày trước giải phóng ông Mỹ vốn là chủ nhân của quán phở khô nổi tiếng Đại Hưng. Đầu tiên quán thành công nhờ món phở khô gà độc đáo, rồi sau đó bán thêm món phở khô bò. Chị Hồng con gái của ông đã kế nghiệp với tiệm phở khô nổi tiếng cũng tên Hồng nằm ở số 22 – 24 Nguyễn Văn Trỗi, Gia Lai ngày nay. Rồi quán mở thêm chi nhánh 2 nhưng không phải ở Gia Lai mà là Sài Gòn.

 Phở khô Gia Lai – Hồng: Món ngon độc đáo của phố núi 2
Tô nước với thịt bò và bò viên

Trên tường tiệm Hồng có phần hướng dẫn khá tường tận: “Quý khách trộn đều bát phở, cho thêm xì dầu, nước mắm tùy thích. Vừa dùng 1 đũa bánh phở, ta dùng 1 muống nước súp. Thịt bò kẹp với rau quế, chấm với tương đen, quý khách sẽ có một tô phở như ý”. Mà đúng vậy thật, nêm nếm tô phở khô cũng là một cái thú. Nêm chút nước tương, vắt xíu chanh, cho vài lát ớt, chút rau thơm rồi cho thêm tương đen vào. Tương đen cho món phở khô này hoàn toàn không giống loại thường thấy ăn với bò viên, cá viên chiên… mà là loại tương hột giã nhuyễn có vị bùi bùi, mặn mặn, khi kết hợp với bánh phở dai, với thịt heo bằm và tốp mỡ đã tạo nên cái vị đậm đà mà quyến rũ của món ăn này.

Mà chưa hết, khi đang ăn bánh phở cũng đừng quên cái tô còn lại kia. Tô nước dùng không trong veo như thường thấy ở món phở truyền thống mà đậm đà nhờ bí quyết nêm nếm. Vừa ăn bánh phở trộn đều với tương đen, nhâm nhi phần thịt heo bằm dai dai mà beo béo, rồi từ từ thưởng thức phần nước dùng đậm đà cùng những lát thịt bò tươi ngon vừa chín tới kẹp với rau quế hay bò viên thì mới thấy hết cái độc đáo của món ăn này. Một sự kết hợp tài tình giữa thịt bò và thịt heo mà ít khi tìm thấy ở các món khác.

Hơi khó tìm thấy món phở khô Gia Lai ở Sài Gòn. Ngày trước tôi có dịp ăn món này ở đường Ngô Quyền (quận 05), hay tiệm “Phở 2 tô” ở Nguyễn Thị Minh Khai (quận 03, khúc gần CMT8) mà nay đều đã đóng cửa. Hoặc nữa là chuỗi quán cà phê Trung Nguyên với món này được đặt trang trọng ở phía trên cùng như một niềm tự hào của vùng cao nguyên bên cạnh cà phê và hồ tiêu.

 

Một địa chỉ khá thú vị để thưởng thức đặc sản phố núi này. Cái tinh tế mà không kém phần độc đáo trong từng miếng bánh phở được trộn đều với tương đen, thịt heo bằm, cũng như tô nước dùng cùng những lát thịt bò tươi ngon hẳn sẽ khiến bạn muốn quay lại thêm nhiều lần nữa. Chọn vị trí ngay giữa “thiên đường cà phê” Bắc Hải, hẳn chủ quán cũng phần nào muốn nhắc nhớ thực khách về phố núi êm đềm cùng ly cà phê chất chứa bao hoài niệm…

P.V

Phở khô Gia Lai – Hồng: Món ngon độc đáo của phố núi 3 

Phở khô Gia Lai - Hồng
CN1: 72 Cửu Long, phường 15, quận 10
CN2: 114 Phan Xích Long, phường 02, quận Phú Nhuận
Mở cửa: 6h30 sáng đến 10h tối
Giá: Phở khô - bò (35,000/tô), phở khô - gà (35,000/tô)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.