Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4

08/07/2023 10:29 GMT+7

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô đã công bố phối cảnh cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng và cầu Hoài Thượng bắc qua sông Đuống.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia. Theo thiết kế, tuyến đường này có chiều dài 112 km, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Đoạn đường chạy qua địa bàn Hà Nội dài 58,2 km, phải vượt qua sông Hồng và sông Đuống.

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 1.

Phối cảnh cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng

UBND TP.HÀ NỘI

Theo thiết kế, tuyến đường Vành đai 4 có 3 cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống.

Trong đó, cây cầu thứ nhất bắc qua sông Hồng là cầu Hồng Hà, có vị trí nằm gần chùa Gia Lễ (xã Liên Hồng, H.Đan Phượng, Hà Nội). Cây cầu thứ 2 bắc qua sông Hồng là cầu Mễ Sở, nằm cách trạm bơm Hồng Vân (H.Thường Tín, Hà Nội) khoảng 600 m về phía hạ lưu. 

Ở H.Văn Giang (Hưng Yên), đường dẫn lên cầu chạy qua xã Mễ Sở (xã Thắng Lợi) và cạnh đường dây điện 500 kV. Cây cầu thứ 3 bắc qua sông Đuống là cầu Hoài Thượng (Bắc Ninh).

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 2.

Phối cảnh cầu Mễ Sở bắc qua sông Hồng

UBND TP.HÀ NỘI

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 3.

Phối cảnh cầu Hoài Thượng bắc qua sông Đuống

UBND TP.HÀ NỘI

Trước đó, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, mặt cắt ngang của cầu Mễ Sở, Hồng Hà và Hoài Thượng là 17,5 m. Sau đó, các địa phương đề xuất và được chấp thuận nâng mặt cắt ngang lên 24,5 m nhằm đảm bảo 4 làn xe cơ giới và mỗi bên bố trí một làn đường phục vụ xe máy, xe thô sơ.

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 4.

Nút giao với đại lộ Thăng Long được thiết kế liên thông khác mức hình hoa thị

UBND TP.HÀ NỘI

Theo thiết kế, trên tuyến đường Vành đai 4 còn 8 nút giao khác mức liên thông. Trong đó, nút giao với đại lộ Thăng Long được thiết kế liên thông khác mức hình hoa thị.

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 5.

Nút giao liên thông với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

UBND TP.HÀ NỘI

Nút giao liên thông với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được đầu tư xây dựng cùng tuyến Vành đai 4 qua địa phận H.Thường Tín. Đoạn đường Vành đai 4 qua H.Thường Tín (từ QL1A đến cầu Mễ Sở) dài khoảng 5 km, với quy mô mặt cắt ngang 120 m. Điểm đầu nút giao này giao cắt với QL1A, điểm cuối ranh giới giữa Hà Nội và Hưng Yên.

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 6.

Phối cảnh nút giao với QL6

UBND TP.HÀ NỘI

Phối cảnh nút giao với QL6 thuộc 2 phường: Yên Nghĩa và Phú Lãm (Q.Hà Đông, Hà Nội). Nút giao được xây dựng tại đây để khớp nối thống nhất với dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo QL6, đảm bảo liên thông giữa tuyến quốc lộ trung tâm ra vào thành phố với đường Vành đai 4.

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 7.

Nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Vành đai 4

UBND TP.HÀ NỘI

Nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Vành đai 4 thuộc xã Thanh Xuân (H.Sóc Sơn, Hà Nội). Nút giao này là điểm đầu của tuyến đường Vành đai 4. Điểm cuối tuyến đường Vành đai 4 nằm trên cao tốc Nội Bài - Hạ Long (H.Quế Võ, Bắc Ninh).

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 8.

Phối cảnh nút giao với trục trung tâm đô thị Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội)

UBND TP.HÀ NỘI

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 9.

Phối cảnh nút giao Tây Nam (Bắc Ninh)

UBND TP.HÀ NỘI

Phối cảnh 3 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống của đường Vành đai 4 - Ảnh 10.

Phối cảnh nút giao Vành đai 4 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

UBND TP.HÀ NỘI

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô dài 112 km, được thiết kế 6 làn xe với tốc tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỉ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Ngày 25.6 vừa qua, dự án chính thức được khởi công sau khi giải phóng được hơn 85% mặt bằng.

Dự án này gồm 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng và 3 dự án thành phần xây dựng đường song hành, thực hiện theo hình thức đầu tư công, do UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và UBND TP.Hà Nội là cơ quan chủ quản; 1 dự án xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công - tư (PPP) do UBND TP.Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.