(TNO) Lần đầu tiên, các chuyên gia Mỹ đã tạo được phổi người trong điều kiện phòng thí nghiệm, mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân cần ghép phổi.
|
Theo CNN, các nhà khoa học của Đại học Texas (Mỹ) đang theo dõi tình trạng các lá phổi nhân tạo mà họ nuôi được trong phòng thí nghiệm.
Chuyên gia Joan Nichols cho hay nhóm của ông đã lấy phổi của hai bệnh nhi thiệt mạng vì bị chấn thương nội tạng, lấy hết toàn bộ các mô bị tổn hại ở một cặp phổi và chỉ để lại phần khung, cấu tạo gồm collagen và elastin.
Kế đến, họ lấy tế bào từ bộ phổi còn lại và cấy vào phần khung, ngâm trong dung dịch chứa chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự tăng trưởng tế bào.
Phổi nhân tạo bắt đầu phát triển như phổi bình thường, nhưng có màu hồng hơn, mềm hơn và cấu trúc mỏng hơn.
Nếu phổi nhân tạo chứng minh được có thể đảm nhiệm chức năng như phổi bình thường, chúng sẽ được dùng để cấy ghép cho hơn 1.600 bệnh nhân đang chờ nhận phổi.
Tuy nhiên, phổi nhân tạo sẽ không đủ sức hỗ trợ bệnh nhân trong nhiều năm.
Phi Yến
>> Phổi nhân tạo
>> Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được lắp phổi nhân tạo
>> Ung thư phổi
Bình luận (0)