Đây là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ thường hay bị bệnh cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn...
Thêm bệnh vì… xì mũi
Bé N.T.L (ngụ Q.2, TP.HCM) bị sốt, ho, sổ mũi gần cả tháng không hết. Mỗi lần như vậy, mẹ bé hay bắt bé xì mũi cho bằng được. Tình trạng sổ mũi ngày càng nặng, kèm đau đầu. Về sau mỗi khi trái gió trở trời, bé thường xuyên sổ mũi, ngẹt mũi, đau đầu. Sau nhiều lần đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán bé L. bị viêm xoang. Nguyên nhân do dịch mũi ứ đọng đi ngược xoang gây viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa cấp.
tin liên quan
Người mắc bệnh hen suyễn dễ bị bệnh đục thủy tinh thểXì mũi không đơn giản là để tay lên mũi rồi xì mà cần phải làm đúng cách. Không ít trường hợp vì xì mũi sai, xì quá mạnh, không xì mũi hoặc có xì nhưng vừa xì vừa bịt chặt mũi, xì xong lại hít mạnh vào… làm cho nước dịch mũi tràn vào tai gây viêm tai giữa hoặc xuống họng gây viêm họng, viêm thanh quản.
Do đó, phụ huynh cần lưu ý, không được để trẻ tự xì mũi. Trước khi xì, dùng hai ngón tay xoa lên thân mũi, dọc giữa mũi vài phút để giúp mũi thông thoáng. Không được xì mũi khi mũi bị ngạt, không dùng tay bóp hai bên cánh mũi, phải để hai mũi thông thoáng rồi xì mũi nhẹ nhàng từng bên một. Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi cho bé vì mầm bệnh sẽ theo tuyến nước bọt tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ, khiến tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng. Cũng không nên lạm dụng máy hút mũi thường xuyên vì áp lực hút quá lớn sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
tin liên quan
Khói thuốc lá gây nguy cơ hen suyễn ở trẻCòn khi dùng thuốc dạng xịt, cần phải lưu ý để tránh làm bé sặc. Tuyệt đối không xịt lúc trẻ đang ngủ vì dễ làm trẻ sặc, nước xịt tràn vào tai gây viêm tai giữa, tràn vào họng gây viêm thanh quản. Để người trẻ hơi cúi về phía trước và nhìn xuống, không ngã ra phía sau. Cầm bình xịt bằng tay phải khi xịt vào mũi trái và cầm bình xịt bằng tay trái nếu xịt vào mũi phải nhằm đảm bảo lượng thuốc vào đúng hố mũi.
Việc sử dụng thuốc co mạch để làm loãng dịch mũi cũng phải cẩn trọng, phải được sự chỉ định của bác sĩ.
Phòng bệnh không khó
tin liên quan
Uống nước có đường trong thai kỳ tăng rủi ro hen suyễn ở trẻVệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên, thói quen ngoáy mũi và bú tay của trẻ cần được khắc phục triệt để. Gần đây nhất người ta đã chứng minh thói quen rửa tay rất hữu hiệu trong phòng bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tay chân miệng.
Trẻ phải được tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu trẻ mắc một số bệnh mạn tính nên tiêm thêm vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu (ở trẻ trên 2 tuổi).
Riêng trẻ bị hen suyễn ngoài việc giữ ấm, cần tránh các yếu tố khởi phát như khói thuốc lá, bụi nhà, thuốc xịt phòng, chó mèo, thú nhồi bông... và thực hiện phun khí hay xịt thuốc phòng ngừa cơn theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như tái khám định kỳ theo hẹn.
Phát hiện dấu hiệu bệnh nặng
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc BV Nhi Đồng TP.HCM các bệnh phổ biến vào mùa lạnh là cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản... gọi chung nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Ngoài việc đưa trẻ đi bác sĩ khám, phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.
- Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc cho bú nhiều lần hơn vì trẻ cần năng lượng để phát triển và chống đỡ bệnh tật.
- Cho trẻ uống đủ nước vì trẻ sốt, ho dễ mất nước qua da và đường thở.
- Giảm ho, đau họng bằng thuốc nam an toàn như tắc chưng đường, mật ong, tần dày lá… hoặc si rô ho dược thảo như Astex, Pectol E...
- Làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ mũi với nước muối sinh lý Natri chlorid 0,9%.
- Dùng thuốc điều trị sốt, khò khè,… theo toa của bác sĩ.
- Bệnh viêm phổi dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp thông thường nên phụ huynh cần phải theo dõi kỹ.
|
Bình luận (0)