Cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch là thông qua những cách thức tự nhiên vì chúng không hoặc có rất ít tác dụng phụ.
Có một số loại thảo mộc thân thiện với nhà bếp rất hiệu quả trong việc chống lại mầm bệnh, theo trang tin Bold Sky.
1. Tỏi
Tỏi rất cần thiết để duy trì cân bằng nội môi của hệ thống miễn dịch. Nó có tác dụng kích thích việc sản xuất máu trắng - “sát thủ tự nhiên” đối với mầm bệnh. Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch do sự hiện diện của hợp chất miễn dịch.
Cách sử dụng: Lấy 1-2 tép tỏi bỏ vào một cốc nước ấm và uống mỗi ngày khi bụng đói. Ngoài ra, hãy cố gắng đưa tỏi vào trong bữa ăn của bạn, theo Bold Sky.
2. Nghệ
Chất curcumin trong củ nghệ có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Việc đưa nghệ trong bữa ăn hằng ngày giúp chống cúm theo mùa và cải thiện triệu chứng cảm lạnh và ho. Theo một nghiên cứu, chất curcumin cũng giúp giảm viêm phổi và tăng cường khả năng miễn dịch.
Cách sử dụng: Chuẩn bị một loại trà bằng cách trộn bột nghệ, gừng tươi và chanh với nước. Uống 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, hãy dùng nghệ khi chuẩn bị thức ăn.
3. Gừng
Loại thảo mộc này giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại chứng viêm phổi. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất gừng làm chậm viêm phổi và hội chứng suy hô hấp ở người lớn. Bên cạnh đó, gừng còn giúp chống lại cảm lạnh và ho bằng cách tăng sản xuất tế bào T.
Cách sử dụng: Lấy gừng pha với nước làm trà và thêm một chút mật ong. Uống 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, hãy đưa gừng vào bữa ăn hằng ngày của bạn.
4. Quế
Đây là một nguồn hợp chất chống ô xy hóa tuyệt vời. Quế hoạt động như một chất kích thích miễn dịch và ngăn chặn các bệnh cảm lạnh, ho và viêm. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất polyphenol trong quế có khả năng điều chỉnh chức năng miễn dịch và chống lại vi sinh vật.
Cách sử dụng: Trộn mật ong và bột quế trong một cốc nước ấm và uống vào sáng sớm, theo Bold Sky.
5. Đinh hương
Đinh hương từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị nhiều bệnh. Một nghiên cứu nói rằng đinh hương giúp tăng cường các phản ứng miễn dịch để giúp gắn kết virus với vi khuẩn và vô hiệu hóa chúng. Đặc tính kháng viêm của đinh hương cũng giúp giảm viêm phổi và tống xuất chất nhầy.
Cách sử dụng: Lấy 4-5 tép đinh hương bỏ vào nước đun lên để uống như một loại trà. Ngoài ra, bạn có thể thêm đinh hương vào món tráng miệng và cà ri.
6. Củ hành
Củ hành chứa nhiều hợp chất tăng cường miễn dịch như vitamin C, selen và kẽm. Ngoài ra, nó còn chứa một flavonoid có tên gọi quercetin, là một chất chống ô xy hóa rất mạnh. Quercetin được biết đến với đặc tính kháng virus và chống viêm giúp tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh.
Cách sử dụng: Ngâm vài lát hành trong nước khoảng 7-8 giờ. Uống 3-4 muỗng canh nước này 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, nên dùng củ hành trong quá trình chế biến thức ăn.
7. Oregano
Oregano có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Theo một nghiên cứu, oregano cải thiện sức khỏe và hiệu suất của một cá nhân bằng cách kích thích sản xuất các kiểu hình tế bào T và tăng số lượng máu trắng và đỏ. Oregano cũng giúp giảm chứng viêm do mầm bệnh gây ra.
Cách sử dụng: Lấy 1-3 giọt dầu oregano bỏ vào nước ấm để uống hoặc súc miệng, theo Bold Sky.
Bình luận (0)