Tại Việt Nam, cứ hai trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có một trường hợp là do nhiễm vi-rút Rota1. Tiêu chảy do vi-rút Rota nguy hiểm hơn rất nhiều so với các bệnh tiêu chảy khác vì hiện chưa có thuốc đặc trị.
Biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ là uống vắc-xin ngừa vi-rút Rota càng sớm càng tốt.
Con bệnh, mẹ hoang mang
Tại Việt Nam, đa số các ca tiêu chảy do vi-rút Rota rơi vào lứa tuổi từ 3 -17 tháng2. Đây là căn bệnh đứng hàng thứ hai sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Tại vùng ôn đới, các ca nhiễm thường bùng phát vào mùa đông, còn tại các vùng nhiệt đới như Việt Nam thì các ca nhiễm xảy ra quanh năm3. Do đó, mẹ hoàn toàn không biết thời điểm nào là cao điểm để đặc biệt lưu ý cho trẻ.
Khi nhiễm vi-rút Rota, trẻ sẽ bị sốt, buồn nôn và ói mửa dữ dội. Sau 24 đến 48 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày4. Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng. Đó là chưa kể, nếu trẻ mắc bệnh, ngoài chi phí thuốc men thì thời gian chăm sóc trẻ bệnh là tương đối dài (bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần), làm xáo trộn lịch sinh hoạt, hay thời gian làm việc của gia đình.
Vi-rút Rota không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến các bậc phụ huynh lo lắng
|
Phòng ngừa vi -rút Rota: đừng để nước đến chân mới nhảy
Khi trẻ nhiễm vi-rút Rota sẽ đào thải ra ngoài một lượng vi-rút rất lớn đến 1 ngàn tỷ nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ là có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. Hơn nữa, vi-rút này bám trên tay đến 4 giờ và trên các bề mặt cứng đến vài tuần5. Khi trẻ đến những nơi đông người hoặc sinh hoạt trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo thì nguy cơ bị nhiễm vi-rút Rota càng cao. Vì chưa có thuốc đặc trị nên các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ đi uống vắc xin ngừa vi-rút Rota càng sớm càng tốt, bắt đầu từ lúc trẻ 6 tuần tuổi và cần hoàn tất liệu trình trước 6 tháng tuổi.
Còn riêng với các bà mẹ từng có con bị tiêu chảy cấp do nhiễm vi-rút Rota thì lời khuyên này là “kinh nghiệm xương máu”. Kể lại trường hợp con trai 2 tuổi bị tiêu chảy cấp cách đây một năm, chị Tô Giang (Gò Vấp, TP.HCM) vẫn chưa hết hối hận: “Hai vợ chồng tôi đi làm nên để trẻ ở nhà cho bà ngoại chăm. Ban đầu bà bảo trẻ bị tiêu chảy nhưng phỏng đoán là do khó tiêu. Đến ngày thứ 2 thì tôi lo lắng quá, đưa trẻ đến Nhi Đồng khám thì mới biết con bị “dính” vi-rút Rota. Cứ cho ăn gì, bé lại nôn ra bằng hết, đi ngoài cả chục lần một ngày. Nhìn con xanh xao, vàng vọt, mệt mỏi, nằm li bì, tôi xót xa lắm.”
Để không tránh rơi vào trường hợp trên, bên cạnh việc cho trẻ bú mẹ đầy đủ và sử dụng các biện pháp vệ sinh thường xuyên các bà mẹ cần khẩn trương cho trẻ vắc- xin ngừa vi-rút Rota. Hiện nay, vắc-xin ngừa vi-rút Rota đã có trong chương trình chủng ngừa dịch vụ tại các bệnh viện Sản-Nhi, Trung tâm y tế dự phòng trên cả nước nên các bà mẹ có thể yên tâm ngừa sớm cho trẻ. Việc phòng ngừa cho trẻ sớm cũng hạn chế lây lan loại vi rút này trong cộng đồng, giảm chi phí điều trị, cả nhà yên tâm. Sử dụng 2 liều vắc-xin rota chủng hoàn toàn từ người sẽ giúp trẻ được bảo vệ sớm & dễ hoàn tất đầy đủ phác đồ uống ngừa.
Cho trẻ uống vắc-xin ngừa vi-rút Rota: trẻ khỏe, cả nhà vui
|
Lưu ý: Khi trẻ bị tiêu chảy dù có xác định là tiêu chảy do vi-rút Rota hay không, các bà mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc dùng các biện pháp dân gian như uống lá ổi xanh. Các thuốc cầm tiêu chảy cũng tuyệt đối không nên dùng cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota. Có nhiều cách để bạn cho trẻ phòng ngừa tốt nhất, có thể tham khảo thông tin tại website http://tiemngua.com.
Bình luận (0)