Đường phố ở Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) bị ngập nặng sau mưa lớn vào ngày 20.7.2021 |
afp/getty |
Hàng trăm người đã thiệt mạng và nhiều triệu người phải sơ tán trong những đợt mưa lớn kỷ lục ở miền đông Trung Quốc trong tháng 6 và tháng 7.2020, theo tờ The Guardian hôm 5.3.
Giờ đây, báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications chính thức thiết lập sự liên hệ giữa việc giảm mật độ ô nhiễm không khí trong quá trình các nước áp dụng biện pháp phong tỏa chống Covid-19 với sự giảm khí phát thải. Bất ngờ là việc giảm khí phát thải đã góp phần vào khoảng 1/3 lượng mưa cực đoan.
Thành phố đầu tiên áp dụng biện pháp phong tỏa chống Covid-19 là Vũ Hán của Trung Quốc, nơi ghi nhận ca bệnh đầu tiên.
Nghiên cứu: nếu bỏ hạn chế đi lại ở vùng "zero Covid" như Trung Quốc, 2 triệu người có thể tử vong |
Ông Yang Yang, giáo sư Đại học Nam Kinh về Khoa học và Công nghệ (Trung Quốc), và đồng sự đã xây dựng mô hình ảnh hưởng của khí thải gây hiệu ứng nhà kính và sự liên hệ với lượng mưa ở Trung Quốc trong 4 thập niên qua.
Tình trạng không khí ô nhiễm gia tăng đã gây giảm lượng mưa ở miền trung và miền đông Trung Quốc trong giai đoạn này. Sự hiện diện của các hạt chất bẩn cản trở quá trình hội tụ thành giọt mưa, dẫn đến hiện tượng mà giới chuyên gia gọi là các đám mây bị “táo bón”.
Tuy nhiên, giáo sư Yang và đồng sự phát hiện giai đoạn phong tỏa vì Covid-19 đã giải phóng bầu trời khỏi tình trạng bị các hạt chất bẩn bao phủ. Điều đó cho phép không khí ẩm đến từ đại dương có thể hội tụ và gây mưa.
Sự liên hệ giữa lượng mưa và khí phát thải cho thấy mức độ ảnh hưởng đáng kể mà con người đang can thiệp cơ chế của tự nhiên. Để tránh tình trạng mưa lớn gây lụt lội khắp nơi vì nguyên nhân này, các chuyên gia cho rằng giới hữu trách nên xây dựng hệ thống chính sách giúp ấn định tỷ lệ giảm khí phát thải phù hợp theo thời gian.
Bình luận (0)