Phương pháp mới trong điều trị bệnh cột sống

17/11/2014 08:00 GMT+7

Bệnh đau cột sống là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khoảng 65% bệnh nhân bị đau cột sống do ít vận động, hay ngồi yên một chỗ. Nhân viên văn phòng, thợ may hoặc lái xe… là những người hay mắc phải các bệnh lý cột sống.

bệnh viện Raffles
Bệnh viện Raffles

1. Các bệnh lý cột sống điển hình thường gặp

Cột sống là trụ cột chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể. Nó là một chuỗi nhiều đốt xương sống riêng lẻ. Các đốt xương này kết nối với nhau thành một trục nhờ hệ thống dây chằng và cơ. Dọc theo chiều dài cột sống có chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trên não xuống. Khi có nguyên nhân nào đó tác động khiến cấu trúc này thay đổi, sẽ gây ra những bệnh về cột sống như:

- Thoái hóa đĩa đệm.

- Thoát vị đĩa đệm.

- Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động nặng.

- Thoái hóa cột sống.

- Vẹo cột sống.

- Gai cột sống.

2. Hậu quả của các bệnh lý cột sống

Khi rơi vào một trong những trường hợp bệnh cột sống kể trên thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nó làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của người bệnh. Ngoài những cơn đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh có thể bị teo cơ, teo các chi thậm chí nặng hơn còn có thể bị tàn phế suốt đời.

3. Phương pháp điều trị bệnh đau cột sống

 cột sống

Phương pháp điều trị bệnh đau cột sống dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và những hậu quả do bệnh gây ra. Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Dưới đây là hướng điều trị điển hình cho bệnh đau cột sống:

- Phương pháp điều trị bảo toàn: Bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi, xoa bóp, châm cứu, tập thể dục đúng cách, điều trị bằng thuốc (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) hoặc tập vật lý trị liệu. Người bệnh áp dụng phương pháp điều trị này khi hậu quả của bệnh gây ra chưa nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

- Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật: Bệnh nhân được khuyên nên thực hiện phẫu thuật khi đã trải qua hết các phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không mang lại kết quả. Cơn đau kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân có các biểu hiện của teo tay hoặc teo chân.

4. Phương pháp Disc-FX điều trị bệnh thoát vị nội đĩa

Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn cột sống tối thiểu áp dụng với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) mà phương pháp điều trị bảo toàn không có tác dụng, bắt buộc họ phải sống như vậy hoặc phẫu thuật cột sống. Nếu tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần vài tuần hoặc vài tháng để phục hồi, gây ra nhiều bất tiện và gián đoạn trong cuộc sống. Điều này sẽ không xảy ra với phương pháp Disc-FX®. Phương pháp Disc-FX® mang lại một lựa chọn mới cho những người thất bại trong phương pháp bảo toàn và chưa cần thiết áp dụng ca phẫu thuật lớn. Đây là một phương pháp tân tiến, được thiết kế để có thể chữa trị các phần bị tổn thương mà không ảnh hưởng đến các phần xung quanh. Phương pháp Disc-FX sử dụng thiết bị Trigger-Flex Bipolar, được thiết kế đặc biệt để xâm nhập và chữa trị các phần khác nhau của đĩa. Thiết bị Trigger-Flex phát ra một dạng năng lượng đặc biệt của sóng Radio. Khác với những loại phẫu thuật khác, năng lượng sóng Radio có tác dụng chữa trị cả những phần có tiềm năng bị tổn thương của đĩa.

Trong quá trình thực hiện Disc-FX, bệnh nhân sẽ nằm sấp và được gây mê tối thiểu. Thiết bị Disc-FX, được gọi là Trigger-Flex, được đưa vào đĩa đệm thông qua một cây kim, sau đó phần đĩa bị tổn thương sẽ được chữa trị và/hoặc cắt bỏ. Kết thúc quá trình, thiết bị sẽ được lấy ra và dán băng lại. Sau khi thực hiện xong, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 2-3 tiếng để theo dõi. Khi xuất viện, bệnh nhân cần nghỉ ngơi thêm, hạn chế ngồi hoặc đi lại nhiều trong 1-3 ngày. Thông thường các triệu chứng sẽ hết hẳn trong vòng 2 tuần. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và thâm tím vùng đâm kim. Sau một tuần bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu để có thể phục hồi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ chỉ định lịch tập phù hợp cho từng bệnh nhân.

Anh M.Kh. (30 tuổi, TP.HCM) là một doanh nhân trẻ thành đạt, đam mê thể thao. Vài tháng gần đây anh bị đau lưng buộc phải ngừng chơi bóng đá (môn thể thao mà anh yêu thích nhất). Thậm chí khi cúi người hoặc luyện tập thể dục hàng ngày cũng rất khó khăn. Quyết tâm điều trị chấm dứt cơn đau, anh Kh. tìm hiểu thêm thông tin về bệnh của mình và cuối cùng anh gặp bác sĩ David Wong - chuyên gia chấn thương chỉnh hình bệnh viện Raffles Singapore thăm khám.

Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ Wong cho biết anh bị thoát vị đĩa đệm nội đĩa (TVĐĐ) đốt L5/S1. Bác sĩ khuyên anh nên làm phẫu thuật theo phương pháp Disc-FX ngay khi còn có thể trước khi bệnh trở nặng cần can thiệp phẫu thuật theo phương pháp truyền thống. Sau khi nghe bác sĩ Wong giải thích cặn kẽ, anh Kh. đã đồng ý tiền hành phậu thuật và ca phẫu thuật được hiện vào chiều hôm sau. Ca phẫu thuật kéo dài gần 2 giờ, và anh Kh. được ra viện sau khi nằm viện theo dõi tình hình sức khỏe 1 ngày. Sau khi phẫu thuật được một tuần, anh Kh. quay về VN mà không quên chia sẻ với chúng tôi: "Tôi rất vui đã chọn bệnh viện Raffles. Tại đây tôi cảm thấy gần gũi như ở nhà mặc dù là lần đầu tiên tôi đặt chân tới đây.  Ở đây có nhân viên người Việt làm việc ở các bộ phận khác nhau như bộ phận Quan Hệ Bệnh Nhân Quốc Tế, Y Tá, Thanh Toán.  Họ tận tình hướng dẫn tôi, tạo cho tôi cảm giác ấm cúng như ở nhà và không bị rào cản về ngôn ngữ. Tôi cũng mong được trở lại bệnh viện hàng năm trong các đợt khám định kỳ của tôi và gia đình”.

5. Tư vấn điều trị bệnh đau cột sống ở đâu?

 
Bác sĩ David Wong

Từ ngày 11.12 đến ngày 13.12, bác sĩ David Wong Him Choon (chuyên gia chấn thương chỉnh hình bệnh viện Raffles, Singapore) sẽ tư vấn Trực tiếp và Miễn phí cho các bệnh nhân bị các bệnh lý về cột sống như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, chấn thương cột sống, trượt đốt sống… tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký tư vấn với bác sĩ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

* Tại TP.Hà Nội

Văn phòng Thông tin Y tế bệnh viện Raffles

Số 50 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng

Điện thoại: 0913 560 450/ 0942 478 885

* Tại TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện bệnh viện Raffles

Phòng 2.3A, Lầu 2, tòa nhà The Landmark, số 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1

ĐT: 08-3822 6086/ 08-3822 6087

Hotline: 0947 815 338/ 0964 918 966/ 0906 280 301

Email: [email protected]

Website: www.raffleshospital.vn

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.