Lách lệnh cấm vận ?
Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Josep Borrell đang kêu gọi liên minh ngăn chặn các sản phẩm nhiên liệu do Ấn Độ tinh luyện từ nguồn dầu thô của Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times ngày 16.5, ông Borrell cho biết các công ty lọc dầu Ấn Độ đang hưởng lợi khi mua số lượng lớn dầu thô của Nga với giá chiết khấu và xử lý thành nhiên liệu trước khi bán tại thị trường châu Âu.
"Nếu dầu diesel hay xăng nhập vào châu Âu từ Ấn Độ được sản xuất từ dầu Nga, đó chắc chắn là hành động lách lệnh cấm vận và các nước thành viên EU phải có biện pháp", ông Borrell nói. Tuy nhiên, Financial Times dẫn quy định cấm vận của EU cho hay dầu thô Nga sau khi được tinh luyện tại nước khác thì không còn được coi là sản phẩm của Nga.
Phương Tây siết vòng kim cô cấm vận Nga
Trong suốt gần 15 tháng từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và châu Âu đã tung hàng loạt biện pháp cấm vận lên nền kinh tế Nga nhằm cắt nguồn tài chính mà nước này sử dụng cho xung đột. Các biện pháp cấm vận đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Theo số liệu của Hội đồng châu Âu, GDP của Nga trong năm 2022 giảm 2,1% so với một năm trước trong khi doanh thu dầu mỏ của Nga giảm hơn 26% trong tháng 1.2023 (so với tháng 1.2022) và trong tháng 2 giảm hơn 41%.
Ukraine sẽ có chiến đấu cơ F-16 ?
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 16.5 đồng ý lập liên minh quốc tế nhằm cung cấp năng lực chiến đấu trên không cho Ukraine, "hỗ trợ mọi thứ từ huấn luyện đến mua máy bay F-16". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 17.5 hoan nghênh động thái của các nước, gọi đó là khởi đầu tốt. Liên quan tình hình chiến sự, quân đội Ukraine thông báo đã giành lại 20 km2 quanh TP.Bakhmut nhưng thừa nhận Nga đang lấn dần bên trong thành phố. Ukraine cùng ngày bác bỏ thông tin hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot bị tên lửa bội siêu thanh Nga phá hủy. Trước đó, Nga tuyên bố phá hủy hệ thống Patriot trong cuộc tấn công nhắm vào Kyiv ngày 16.5. Các quan chức Mỹ nói hệ thống chỉ bị thiệt hại, không bị phá hủy hoàn toàn, theo Reuters.
Tương tự dầu mỏ, Reuters hôm qua dẫn số liệu chính thức cho thấy lượng xuất khẩu của Đức sang các nước giáp với Nga tăng đột biến trong quý 1, làm dấy lên lo ngại những mặt hàng đó có thể bị bán lại cho Nga nhằm giúp Moscow né lệnh cấm vận. Cụ thể, xuất khẩu của Đức sang Kyrgyzstan tăng 949% trong quý 1, sang Armenia tăng 172%, sang Kazakhstan tăng 136%, sang Tajikistan tăng 154%, sang Georgia tăng 92% và sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng gần 37%.
Xuất khẩu dầu của Nga cao kỷ lục kể từ xung đột với Ukraine
Các nhà lãnh đạo G7 dự kiến thảo luận về việc siết chặt cấm vận Nga tại hội nghị diễn ra từ ngày 19.5 tại Nhật Bản, gồm việc ngăn chặn hành vi lách lệnh cấm vận liên quan các nước thứ ba. EU cũng đang đàm phán gói cấm vận 11 lên Nga, tập trung vào những cá nhân và quốc gia né tránh các hạn chế thương mại hiện có.
LNG và uranium
Với việc đã cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ, đồng thời giảm nhập khí đốt qua đường ống từ Nga, EU giờ tiếp tục cân nhắc hạn chế doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga thông qua lệnh cấm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera ngày 16.5 cho biết EU sẽ sớm đưa ra lệnh cấm nhập khẩu LNG từ Nga.
Trong khi đó tại Mỹ, Tiểu ban Năng lượng, Khí hậu và An ninh lưới điện của Hạ viện hôm qua thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium từ Nga, sản phẩm nhiên liệu hạt nhân chưa bị cấm vận. Theo Reuters, Mỹ nhập khẩu khoảng 14% uranium từ Nga trong năm 2021, trong khi nguồn trong nước chỉ cung ứng khoảng 5%. Dự luật bao gồm việc miễn trừ, cho phép Mỹ nhập uranium được làm giàu ở mức thấp từ Nga nếu Bộ trưởng Năng lượng xác định không còn nguồn khác để cung cấp cho các lò phản ứng hạt nhân, hoặc việc nhập khẩu phục vụ lợi ích quốc gia.
Dân số giảm nhanh, Nga đứng trước nguy cơ khủng hoảng lao động?
Bình luận (0)