Premier League chi phối các giải khác

10/01/2022 07:44 GMT+7

Sự giàu có của các đội bóng ở Premier League thì không phải bàn. Câu chuyện ở đây là cái giàu ấy còn có thể chi phối, ảnh hưởng đến các giải đấu khác.

Trong cơn suy thoái kinh tế vì đại dịch, thị trường chuyển nhượng mùa đông vẫn khởi đầu khá nhộn nhịp tại Premier League. Có một chi tiết đáng lưu ý: đội đầu tiên chơi “ngạo” trong mùa đông này, mua cầu thủ vì mục tiêu “để dành” thay vì dùng ngay, lại là Brighton chứ không phải các đội siêu giàu. Brighton mua tuyển thủ Ba Lan Kacper Kozlowski với giá 8 triệu bảng rồi lập tức đẩy sang Union SG theo hình thức cho mượn.

Thách thức lớn cho Rangnick, Manchester United vẫn như mớ bòng bong

Kozlowski gây chú ý trong mùa hè vừa qua khi là cầu thủ trẻ nhất lịch sử (17 tuổi 246 ngày) xuất hiện ở VCK EURO. Nhưng điều đáng nói ở đây lại là chi tiết Brighton cho Union SG mượn cầu thủ này. Union là một đội bóng nhỏ ở giải VĐQG Bỉ (quá khứ hào hùng của họ diễn ra cách đây đã gần… trăm năm). Đương nhiên đội này không đủ sức mua một ngôi sao trẻ đình đám với giá gần chục triệu bảng. Nhưng khi Union “kết nghĩa” với Brighton, câu chuyện lại khác.

Tuyển thủ Ba Lan Kacper Kozlowski được Brighton mua và đem cho mượn

AFP

Chủ sở hữu của Union SG là Tony Bloom, cũng chính là chủ sở hữu của CLB Brighton. Mua lại Union, Bloom đặt ngay mục tiêu thăng hạng, trở lại đấu trường VĐQG trong vòng 3 năm. Ông giao cho đối tác Alex Muzio làm chủ tịch. Một đội bóng nhỏ muốn thăng hạng thì phải mua sắm lực lượng. Một bản danh sách cầu thủ có thể mua sắm được Bloom và Muzio đặt lên bàn họp. HLV trưởng Marc Grosjean nghĩ khác. Ông không chọn cầu thủ nào trong danh sách ấy, mà lại đưa ra danh sách cầu thủ ưng ý của mình. Chủ tịch Muzio hầu như “ngoại đạo” hoàn toàn với chuyên môn bóng đá, còn ông chủ Bloom là nhà kinh doanh. Không chỉ bác bỏ đề nghị của HLV Grosjean, Muzio còn… sa thải luôn HLV này. Lý do được nêu ra trong thông cáo báo chí là “bất đồng quan điểm chuyên môn” - dù thật ra Muzio làm gì có chuyên môn!

Messi khỏi Covid-19 mà chưa ra sân, tại sao PSG cứ giữ bí mật?

Vấn đề là các cầu thủ có thể chuyển nhượng kia sẽ đến Union SG như một lẽ đương nhiên, thay vì phải chọn lựa và đàm phán, như suy nghĩ của HLV Grosjean. Gọi là “kết nghĩa” cũng được, gọi là “CLB anh em” cũng được, khi Brighton và Union SG là hai đội bóng cùng chủ. Tất nhiên, ít ai xem đội bóng nhỏ Union SG là ứng cử viên vô địch Bỉ. Nhưng họ quả có khả năng nhắm đến ngôi vô địch. Trên thực tế, chính Union SG đang dẫn đầu bảng xếp hạng ngay thời điểm này, với khoảng cách lên đến 7 điểm trước Brugge, càng hơn xa kình địch Anderlecht. Nếu Union SG cần quy tụ lực lượng, sẽ có ngay những bản hợp đồng kiểu như Kacper Kozlowski, do Brighton chia sẻ.

Christian Eriksen quyết dự World Cup 2022, đồng đội nói ra sự thật mất lòng

Cũng ở giải VĐQG Bỉ, còn có đội OH Leuven thuộc quyền sở hữu của King Power - chủ CLB Leicester ở Premier League. CLB Oostende thì thuộc một phần sở hữu của Pacific Media Group. Tập đoàn này còn sở hữu một phần CLB Nancy ở Pháp, Den Bosch ở Hà Lan, và đội Barnsley ở giải hạng nhì của Anh. Không nhất thiết phải đưa cầu thủ sang CLB “kết nghĩa” để hỗ trợ lực lượng, các đội bóng liên quan trong câu chuyện vừa nêu còn hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề không nằm trên bề mặt để báo giới “dòm ngó”. Họ chia sẻ thông tin, gửi các chuyên gia hoặc thành viên ban huấn luyện cho nhau. Cầu thủ không có chỗ trong đội hình chính ở CLB này có thể dễ dàng tìm chỗ ở CLB kia… Nghĩa là vừa không lo thiếu hụt lực lượng, vừa không lo khủng hoảng thừa (kiểu M.U đang có khoảng chục cầu thủ đòi đi vì không thể chen chân vào đội hình).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.