(TNO) Là một đất nước nhỏ bé nhưng với tiềm lực kinh tế dồi dào nhờ dầu khí, Qatar đang xem thể thao là chiến lược mũi nhọn để quảng bá hình ảnh ra khắp thế giới.
Qatar đã giành quyền tổ chức World Cup 2022 - Ảnh: AFP |
Qatar là chủ nhà của World Cup 2022, một giải đấu đã khiến giới truyền thông tốn rất nhiều giấy mực. Tuy nhiên, ngoài bóng đá, nước này cũng rất quan tâm đến những môn thể thao khác với hàng loạt giải đấu quan trọng đã và sắp được tổ chức: Giải Vô địch Bơi lội thế giới (cuối năm 2014), Cúp Bóng ném thế giới (tháng 1.2015), Cúp Xe đạp thế giới (2016), Giải Vô địch Điền kinh thế giới (2019).
AFP dẫn lời Bộ trưởng Thể thao Qatar cho biết: “Chúng tôi muốn Doha trở thành thủ đô thể thao của thế giới. Việc Qatar trở thành nước chủ nhà ở nhiều môn cho thấy cộng đồng thể thao quốc tế tin tưởng khả năng tổ chức những giải đấu đỉnh cao của chúng tôi”. Thậm chí, nước này còn sốt sắng tuyên bố sẵn sàng tổ chức… Cúp Bóng đá châu Phi (CAN) 2015 sau khi nước chủ nhà Ma Rốc rút lui.
Chiến lược lâu dài
Để Doha trở thành “thủ đô thể thao của thế giới”, Qatar đã có chiến lược đầu tư rất mạnh tay từ thập niên 1990. Nước này không ngại chi hàng chục tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà thi đấu, khu phức hợp thể thao…), đồng thời mua lại các câu lạc bộ thể thao nước ngoài và tập trung phát triển kênh truyền hình thể thao beIn Sports (thuộc tập đoàn truyền thông Al Jazeera) ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
Tuần báo Challenges dẫn lời doanh nhân người Ma Rốc Richard Attias cho biết: “Năm 2011, tôi từng thảo luận với Quốc vương Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani. Chúng tôi đã nhanh chóng có cùng quan điểm: thể thao là đòn bẩy của phát triển chính trị, xã hội và kinh tế”.
Khi đăng cơ vào năm 1995, Quốc vương Hamad bin Khalifa al-Thani đã xem thể thao là một trong những trọng tâm phát triển của đất nước. Sau khi ông thoái vị để nhường ngôi lại cho Thái tử Tamim bin Hamad bin Khalifa al-Thani vào tháng 6.2013, vị tân vương vẫn theo đúng chiến lược này.
AFP dẫn lời Bộ trưởng Thể thao Qatar cho biết: “Chúng tôi muốn Doha trở thành thủ đô thể thao của thế giới. Việc Qatar trở thành nước chủ nhà ở nhiều môn cho thấy cộng đồng thể thao quốc tế tin tưởng khả năng tổ chức những giải đấu đỉnh cao của chúng tôi”. Thậm chí, nước này còn sốt sắng tuyên bố sẵn sàng tổ chức… Cúp Bóng đá châu Phi (CAN) 2015 sau khi nước chủ nhà Ma Rốc rút lui.
Chiến lược lâu dài
Để Doha trở thành “thủ đô thể thao của thế giới”, Qatar đã có chiến lược đầu tư rất mạnh tay từ thập niên 1990. Nước này không ngại chi hàng chục tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà thi đấu, khu phức hợp thể thao…), đồng thời mua lại các câu lạc bộ thể thao nước ngoài và tập trung phát triển kênh truyền hình thể thao beIn Sports (thuộc tập đoàn truyền thông Al Jazeera) ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
Tuần báo Challenges dẫn lời doanh nhân người Ma Rốc Richard Attias cho biết: “Năm 2011, tôi từng thảo luận với Quốc vương Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani. Chúng tôi đã nhanh chóng có cùng quan điểm: thể thao là đòn bẩy của phát triển chính trị, xã hội và kinh tế”.
Khi đăng cơ vào năm 1995, Quốc vương Hamad bin Khalifa al-Thani đã xem thể thao là một trong những trọng tâm phát triển của đất nước. Sau khi ông thoái vị để nhường ngôi lại cho Thái tử Tamim bin Hamad bin Khalifa al-Thani vào tháng 6.2013, vị tân vương vẫn theo đúng chiến lược này.
ASIAD 2006 đã đưa thể thao Qatar lên một tầm cao mới - Ảnh: AFP |
Sự đầu tư bài bản đã mang lại nhiều thành quả và đến thời điểm hiện tại, Qatar đã thực sự vào giai đoạn “tăng tốc” trong kế hoạch chinh phục thể thao thế giới. Sau khi đã giành quyền đăng cai World Cup 2022, chắc chắn nước này sẽ tiếp tục cuộc đua để trở thành nước chủ nhà của một kỳ Olympic.
“Thành phố thể thao” Aspire
Học viện Aspire được xem là một "thành phố thể thao" - Ảnh: AFP |
Năm 2004, Học viên Aspire ở Doha được đầu tư hơn 1 tỉ euro để xây dựng với quy mô như một “thành phố thể thao”, bao gồm: bệnh viện; trung tâm nghiên cứu; ký túc xá; trung tâm thương mại; khu phức hợp dành cho tập luyện và thi đấu đa năng (2 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, 9 sân bóng đá…). Học viện này quy tụ nhiều huấn luyện viên, nhà nghiên cứu và chuyên gia hàng đầu thế giới về thể thao.
Aspire là nơi giúp nền thể thao còn non trẻ của Qatar tìm kiếm và đào tạo các tài năng. Theo AFP, tại học viện này hiện thường xuyên có khoảng 200 vận động viên từ 10-17 tuổi. Các em được chuyên gia của nhiều môn thể thao tuyển chọn rất chi tiết, những em có tố chất về vận động sẽ được kiểm tra riêng để lựa chọn môn thể thao phù hợp nhất.
Một khi đã được vào Aspire, mọi chi phí sinh hoạt, học hành, tập luyện với tiêu chuẩn “5 sao” của các vận động viên “nhí” đều do chính phủ chi trả. Đến nay, các học viên từ Học viện Aspire bắt đầu mang lại thành tích cho Qatar. Tiêu biểu là VĐV nhảy cao Mutaz Essa Barshim, học viên khóa đầu của học viện này đã giành chức vô địch trẻ thế giới vào năm 2011 và huy chương đồng tại Olympic London 2012.
Bình luận (0)