Ham muốn dần trôi ra khỏi cơ thể. Tâm trí tôi trống rỗng, những thứ quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Tôi nhìn xuống ngực trần của mình, chẳng thể nhìn thấy "quả cầu nhỏ" nằm đâu đó dưới mô mềm mà những đầu ngón tay tôi đã chạm phải.
Trong những ngày sau khi phát hiện khối u, tôi không thể ngừng nghĩ đến Linh. Cô ấy là bạn của một người bạn từ quê hương của tôi ở Việt Nam. Tôi không biết nhiều về cô ấy, nhưng tôi biết một câu chuyện của cô. Một năm trước đó, Linh phát hiện một khối u trên vú phải của mình. Cô ấy đã lờ nó đi trong một vài tháng, hy vọng nó sẽ biến mất. Nhưng không phải vậy. Đến khi cô ấy đi khám, khối u đã lớn đến mức phải cắt bỏ toàn bộ vú. Linh chỉ mới ba mươi mốt tuổi khi được chẩn đoán mắc ung thư vú.
Tôi sắp tròn ba mươi hai tuổi. Tại nơi tôi đang sống ở Đức, lịch hẹn gặp bác sĩ phụ khoa sớm nhất là ba tháng sau, vào tháng một. Tôi sợ là đã quá muộn. Tôi không thể ngừng nghĩ rằng nếu tôi ở Việt Nam, tôi đã có thể được hẹn khám trong vòng hai tuần. Tôi bắt đầu cân nhắc lợi và hại của việc bay về nhà khi chồng tôi bước vào cửa căn hộ của chúng tôi. Tôi nhìn ngước lên từ cái bàn gỗ trong nhà bếp mà tôi đã ngồi cả buổi chiều. Khi anh ấy cởi áo khoác, anh thông báo cho tôi rằng đã gọi đến phòng khám phụ khoa và đặt lịch hẹn cho tôi vào trưa thứ hai tuần sau.
Một tuần trôi qua, bảy đêm mất ngủ. Đêm nay cũng không khác gì các đêm trước. Trong tay trái tôi là bàn tay của chồng mà tôi đang nắm chặt. Trước mắt tôi là hàng ngàn ánh sáng nhỏ, hàng ngàn khả năng trong tương lai. Tâm trí tôi trôi về Linh.
Điều ám ảnh tôi nhất trong câu chuyện của Linh chính là cái cách mà bệnh lý của cô ấy làm đóng băng cuộc đời cô. Lúc đó, Linh vừa nghỉ việc ở một ngân hàng đầu tư, chuẩn bị bắt đầu một kỳ nghỉ để du lịch vài nước trên thế giới. Điểm đầu tiên của cô ấy là Bắc Kinh, từ đó cô ấy dự định đi tàu Trans-Siberian đến Moscow. Nhưng vào đúng ngày Linh bắt đầu hành trình từ Việt Nam, cô ấy đã được đưa vào phòng mổ. Đến thời điểm cô dự định đến Bắc Kinh thì cũng đúng ngày Linh đã mất đi một vú. Thay vì những cảnh đẹp và yên bình được ngắm nhìn qua cửa sổ tàu, cô ấy phải trải qua liệu pháp hormone và hóa trị. Đến giữa kỳ nghỉ của mình, Linh đã mất tóc, mất đi sắc tố trên khuôn mặt và sự tự chủ trên cơ thể cũng như những ngày tháng của mình.
Nhưng Linh vẫn còn thở. Đây là một điều mà tôi cảm thấy được an ủi nhất.
Bên cạnh chồng tôi ngáy nhẹ. Anh buông tay tôi và quay sang một bên, hướng lưng khỏi tôi. Tôi nghĩ về dự án kinh doanh áo cưới mà tôi đã lên kế hoạch trong hai năm qua, sẽ bắt đầu sau tám tháng nữa. Tôi mơ hồ nghĩ về những thay đổi mà Linh trải qua cũng trong khoảng thời gian tám tháng. Tự nhiên trong đầu tôi xuất hiện những ánh sáng lập lòe vừa tắt, và cả những ánh sáng sắp tắt.
Tôi không hề dối lòng rằng mình đang càng ngày càng cảm thấy việc thở trở nên khó khăn hơn.
Tôi chỉ đến bác sĩ một lần trong ba năm qua kể từ khi đến Đức. Chồng tôi không hài long mấy về điều này. Nhưng anh không biết rằng đó cũng là lần đầu tiên tôi đến bác sĩ trong suốt hơn mười năm qua. Lần gần nhất là vào mùa hè đầu tiên của tôi ở đây, khi tôi vẫn đang học tiếng Đức trung cấp.
Âm thanh của những bước chân đang đi xuống cầu thang báo hiệu sự xuất hiện của một y tá, người đã kết thúc sự chờ đợi của chúng tôi. Cô ấy nhăn mặt nhìn vào bảng thông tinh khi gọi tên tôi: "Tra Ti Ci, die Frau von Herrn Doktor Muller!". Mọi người quay lại nhìn tôi. Với việc không thể phát âm được tên của tôi bằng tiếng Việt, danh tính của tôi đã bị thu hẹp thành vợ của bác sĩ Muller. Tôi muốn nói với chồng tôi rằng ngay cả những đứa trẻ với tóc vàng trước mặt tôi cũng được gọi bằng tên của chúng khi đến lượt, nhưng tôi im lặng và đi theo họ lên cầu thang đầy mạng nhện.
Trong hai giờ tiếp theo, chúng tôi ở trong phòng khám và không khí khá ngột ngạt, mọi người xung quanh bàn tán về tôi. Có lẽ vẻ do bề ngoài của tôi nên họ nghĩ tôi không hiểu được ngôn ngữ của họ.
Mặc dù tôi rất ghét phải đi đến bác sĩ, nhưng tôi bắt đầu đếm ngược thời gian cho cuộc hẹn với bác sĩ phụ khoa. Năm ngày. Bốn. Ba. Hai. Một.
Đó là đêm chủ nhật, không lâu trước nửa đêm.
Tôi hỏi chồng cách mô tả "quả cầu" đó bằng tiếng Đức. Mấy tháng trước, tôi đã vượt qua kỳ thi tiếng Đức nâng cao, nhưng tôi vẫn không chắc liệu đó đủ để giúp tôi vượt qua những gì sắp đến. Tôi chăm chú nghe cách âm tiết rời khỏi môi anh ấy. Sau đó, tôi luyện tập phát âm những từ đó, như đang đọc từ một kịch bản: Tôi có một khối u ở ngực: Ich habe einen Knoten in meiner Brust.
Khi tôi đang lặp lại lần thứ ba, chồng tôi quay lại và nắm lấy tay tôi - tay anh ấm, tay tôi lạnh. "Alles wird gut", anh nói. Mọi thứ sẽ ổn. Cùng những lời anh thường dùng để động viên tôi.
"Anh không hiểu đâu", tôi nói.
Đèn ngủ được bật, chiếu ánh sáng mật ong lên cặp lông mày dày và đôi mắt sâu của anh. "Dù chuyện gì xảy ra, chúng ta sẽ cùng vượt qua nó", anh ấy nói.
Anh nắm chặt tay tôi và trong một khoảnh khắc ngắn, tôi cảm thấy rằng sự bất an lạnh lẽo trong tôi tan biến đi. Nhưng tôi vẫn biết rằng có những con đường tôi phải đi một mình.
Sáng thứ hai. Tôi chuẩn bị rời căn hộ để bắt xe buýt thì một tin nhắn từ mẹ của tôi hiện lên trên điện thoại. Câu hỏi giống như những gì bà đã hỏi suốt cả tuần. Chồng tôi sẽ đi cùng tôi đến bác sĩ phụ khoa hôm nay không? Một lần nữa, tôi trả lời là không. Tôi đã nói với bà ngày hôm qua rằng hầu hết các bác sĩ trong phòng của anh ấy đang bị ốm hoặc đi nghỉ, anh ấy sẽ không thể bỏ công việc. Tôi cố vươn thẳng vai lên khi mở cửa. Nhưng quá muộn, sự tự tin của tôi tan biến.
Bốn mươi phút sau đó, tôi xuống xe buýt. Còn sớm hơn một tiếng, tôi đi đến cửa hàng sách gần nhất. Thật lạ khi nghĩ lại là tôi từng luôn đến trễ ở Việt Nam, một thói quen tôi đã bỏ hẳn khi sống tại đất nước này, nơi mọi người luôn đến đúng giờ. Khi tôi đi đến khu vực Tiểu thuyết tiếng Anh, điện thoại của tôi nhấp nháy với một tin nhắn từ chồng tôi, hỏi tôi cảm thấy thế nào.
"Ich habe Angst", tôi gõ lại. Trong tiếng Đức, từ "angst" không chỉ ám chỉ một cảm giác lo lắng mơ hồ về tình trạng của mình mà nó còn có nghĩa là sự sợ hãi. Dịch nôm na là: Tôi có sợ. Tôi so sánh với câu tiếng Anh tương đương là "I am scared", và một dòng chảy của sự an ủi tràn ngập tôi. Có lẽ đó là tiềm thức rằng sự sợ hãi mà tôi đang nắm giữ trong khoảnh khắc hiện tại phải rời bỏ tôi trong những giây tiếp theo, sẽ trôi qua nhanh. Nó không phải là tôi. Rằng tôi mạnh mẽ hơn những nỗi sợ hãi của mình, mạnh hơn "một quả cầu nhỏ" kẹp giữa ngực trái.
"Ich schaffe das", tôi tự nhủ. Tôi có thể làm được.
Không có trả lời từ chồng tôi. Chắc anh đang bận với bệnh nhân của mình. Tôi cho điện thoại vào túi và đi đến kệ sách. Trong ba mươi phút tiếp theo, tôi lướt qua những thế giới ảo tươi sáng, nó gần như làm tôi quên đi nỗi sợ sắp đến của mình.
Tại lối vào phòng khám phụ khoa, tôi nhấn chuông.
Một lần, hai lần, nhiều lần. Nhưng mỗi lần tôi cố gắng đẩy cửa mở, nó không nhúc nhích. Chỉ sau tám phút, khi một người rời phòng khám, tôi mới có thể vào được. Tôi nhìn thấy máy điều hòa khi bước vào, nó gợi nhớ đến sự phổ biến của chúng ở Việt Nam, mặc dù chúng không được hoạt động khi mùa hè nóng nực qua đi. Khi tôi đi đến bàn tiếp tân, cánh cửa phía sau tôi kêu cạch. Tôi liếc lên phía sau. Một phụ nữ đỏ mặt, bụng phình to vì đang mang thai, bước vào. Cô ấy thở hổn hển sau khi leo một bậc cầu thang. Tôi cũng thở nhanh, nhưng vì những lý do khác.
Tôi tập luyện cách phát âm họ của bác sĩ phụ khoa trong lòng đến khi tới lượt nói chuyện với nhân viên tiếp tân đeo kính. Cô ấy không đáp lại nụ cười của tôi, nhưng tôi tự nhủ không nên cảm thấy mình bị xúc phạm. Tôi đưa thẻ bảo hiểm y tế của mình, điền vào một biểu mẫu, tránh câu hỏi về lần cuối tôi đi khám phụ khoa. Sau đó, cô ấy chỉ cho tôi đến phòng chờ thứ ba ở cuối hành lang.
Tôi ngồi xuống. Ở đây, tôi đơn độc.
Đêm qua, tôi mơ thấy bà nội của mình, người tôi không gặp được trong năm năm qua. Chỉ sau đó, khi bác sĩ phụ khoa hỏi xem trong gia đình tôi có tiền sử ung thư không, tôi nhớ lại rằng bà nội của tôi đã mất vì ung thư, và tôi không còn ở bên cạnh để nắm tay bà khi bà qua đời.
Tôi không biết đã gập tay cầu nguyện từ khi nào, theo cách mà bà nội của tôi đã dạy tôi khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi không còn nhớ lời của kinh Phật, nhưng tôi nhớ cảm giác thoải mái khi ở bên cạnh bà. Theo bản năng, tôi cúi đầu và nhắm mắt.
Ở đây, tôi đang ngồi trong một phòng chờ trống rỗng, cách xa đất nước quê hương của mình, cách xa sự yên bình của tuổi thơ. Nhưng có lẽ tôi không đơn độc.
Tôi bước ra khỏi phòng khám và ánh sáng rực rỡ chiếu qua những cành cây vàng rụng lá. Một cơn gió thổi qua, cuốn đi những chiếc lá vàng rơi. Trên đầu tôi vang lên tiếng kêu của bầy ngỗng di cư. Tôi hít một hơi thở sâu, lấp đầy phổi mùi của mùa thu, của sự phân hủy. Tôi lấy điện thoại và lướt qua những tin nhắn từ chồng và mẹ mình.
Hiện tại, không ai khác biết được những gì bác sĩ phụ khoa đã nói với tôi trong phòng khám. Hiện tại, không ai khác biết rằng không chỉ có một "quả cầu nhỏ" mà còn có vài quả khác. Những quả cầu bí ẩn đang ẩn nấp trong mô ngực trắng xóa. Quả cầu lớn nhất, nhờ nó mà tôi đến phòng khám, có kích thước một centimet rưỡi.
Chẳng bao lâu sau, chồng tôi gọi điện thoại và tôi nói với anh tin tức này. Sau đó tôi gửi một tin nhắn dài cho mẹ tôi, kể cho bà cùng một nội dung tương tự. Khi tôi đọc lại câu trả lời của bà, tôi bắt đầu khóc. Không quan trọng rằng tôi là một phụ nữ Á châu trưởng thành đi bộ trên phố châu Âu với nước mắt rơi dài. Tôi đọc lại tin nhắn của mẹ tôi lần nữa, và lần nữa. Bà ước gì mình có thể ở đây với tôi. Tôi nhớ lại mười một năm trước, khi bà phải phẫu thuật để loại bỏ một khối u nang trong tử cung của bà. Cùng tử cung đó mà bà đã mang tôi trong chín tháng đầu tiên của đời mình. Tôi đã ở đâu vào lúc đó? Ở Luân Đôn, trong chương trình trao đổi sinh viên. Tôi đã ước gì gì khi đó? Là khối u của mẹ không tồn tại, đơn giản rằng để tôi không phải trở về nhà sớm.
Nước mắt không ngừng rơi. Hơi thở nặng nhọc.
Tôi đóng cửa phòng tắm, cởi bỏ quần áo, ngón tay chạm vào những vệt keo dính của gel siêu âm ở gần khuỷu tay. Trong gương, tôi thấy một nét cau mày trên khuôn mặt mình.
Mày nên vui lên nên, tôi thúc giục chính mình. Vui vì những "quả cầu" bí ẩn đang ẩn nấp trong ngực của chưa được phân loại là ác tính. Vui vì tôi có thêm sáu tháng nữa trước khi đến lần kiểm tra tiếp theo. Vui vì sự kiên định nhẫn nại của chồng tôi, mẹ tôi, bà tôi, mặc dù tôi có nhiều khuyết điểm.
Nhưng có một điều tôi chưa nói với họ.
Trong tử cung của tôi, cũng có một quả cầu nho nhỏ kích thước bằng quả việt quất, mạng sống của nó phụ thuộc vào tôi.
Tôi phải sống.
(Dựa vào câu chuyện có thật của người bạn tên Chi của tác giả)
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 của Báo Thanh Niên đề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trang Sống đẹp của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)