Giấy tờ nào cũng bắt phải sao y bản chính là quá phi lý và lãng phí. Các loại giấy tờ là do nhà nước cấp, khi muốn giao dịch lại đòi một cơ quan nhà nước chứng thực để rồi lại nộp cho một cơ quan nhà nước khác. Cái gì cũng đòi chứng thực vừa rất lãng phí vừa mất thêm rất nhiều thời gian, kể cả cho người dân và cho cơ quan thực hiện việc sao y, chứng thực, cuối cùng thì người dân gánh chịu hết khoản phí phát sinh đó.
Nguyên Minh
([email protected])
Phiền hà
Cứ ra bất cứ một UBND xã phường nào đó sẽ thấy công việc chính của cán bộ là sao y, chứng thực với lượng việc rất nhiều. Bộ máy hành chính cồng kềnh, không hiệu quả một phần cũng bởi nguyên nhân này. Nếu giảm sao y, chứng thực thì sẽ giảm rất nhiều nhân sự cho bộ máy nhà nước.
Trọng Nghĩa
([email protected])
Vô nghĩa
Tuy bản sao đã được chứng thực nhưng khi vào nhiều cơ quan nhà nước cũng phải trình bản chính để đối chiếu, như vậy chứng thực còn ý nghĩa gì nữa. Đây là nỗi khổ trần ai của người dân. Vấn đề này không phải là luật không có quy định mà do người thực hiện trong các cơ quan nhà nước không chịu chấp hành. Theo tôi, cần phải có quy định chế tài, xử phạt đối với cán bộ nào bắt người dân chứng thực giấy tờ sai quy định.
Jessica
([email protected])
Không cần chứng thực
Mục đích của việc sao y, chứng thực là tạo ra những bản sao có giá trị như bản gốc và thay thế cho bản gốc. Như vậy, nếu đã có bản gốc đối chiếu thì không cần phải chứng thực. Tôi nghĩ rằng, do nhiều cán bộ tiếp nhận hồ sơ không hiểu được vấn đề nên mới hành người dân.Phan Đức
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Nguyễn Ngọc Điểm Hải Nam (thực hiện) |
Ban CTBĐ (tổng hợp)
Bình luận (0)