Buông lỏng quản lý
Chờ tới lúc xảy ra dịch bệnh mới phát hiện máy móc bị hỏng hóc, vậy thì địa phương hoặc các đơn vị chuyên ngành lâu nay quản lý như thế nào? Phòng chống dịch bệnh mà rơi vào tình trạng này thử hỏi có phòng chống được không, hiệu quả ra sao? Tôi đề nghị phải kỷ luật những người buông lỏng quản lý, thờ ơ tắc trách trong vụ việc này.
Lê Trung Thành ([email protected])
Phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ
Thực tế cho thấy nếu làm tốt công tác tầm soát dịch bệnh ngay tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, hoặc đường hàng không thì phòng chống dịch bệnh sâu trong nội địa sẽ hiệu quả mà tốn ít chi phí và nguồn lực. Tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa việc phòng chống dịch bệnh lây lan ngay từ cửa khẩu.
lê Ngọc Hân ([email protected])
Thật lo ngại
Phải thừa nhận rằng, suốt thời gian qua cả hệ thống chính trị ở nước ta hầu như đã dốc toàn lực vào công cuộc phòng chống dịch bệnh lây lan từ gia cầm sang người. Thế nhưng, như lời người đứng đầu ngành y tế cho biết: 28 cái máy đo thân nhiệt tại các cửa khẩu phục vụ phòng chống dịch cúm, giúp sàng lọc các trường hợp nghi ngờ thì có tới 9 cái đã bị hỏng, quả là chuyện khôi hài. Thiết nghĩ, đây là thông tin rất đáng lo ngại bởi “nguồn vào” mà như thế thì làm sao phòng chống dịch bệnh tốt được.
Phan Trần Cáp ([email protected])
Nguyễn Hưng (TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
Chúng ta có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, đặc biệt có sự hỗ trợ, giúp đỡ rất tận tình của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Vấn đề là chúng ta có ý thức và hành động một cách tích cực trong việc phòng chống dịch bệnh hay không mà thôi. Hồ Thị Mỹ Nhung (Q.Tân Bình, TP.HCM) Bùi Chiến |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Dịch cận kề, thiết bị... hỏng hóc
>> Kiểm soát dịch bệnh
>> Lo bùng phát dịch bệnh nguy hiểm sau lũ
>> Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh
>> Bất thường dịch sởi, cảnh báo thủy đậu
>> Dịch sởi bùng phát tại 5 tỉnh thành
Bình luận (0)