Những hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông hứng nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nước này vẫn tiếp tục tăng cường xây dựng đảo nhân tạo, đường băng, triển khai tên lửa, chiến đấu cơ… làm nhiều nước lo ngại.
Cuộc họp bộ trưởng các nước G7 hồi tháng trước đã lên tiếng phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc. Các lãnh đạo G7 sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Nhật Bản vào cuối tháng 5.
Đáp lại những chỉ trích đó, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Tổng cục trưởng tổng cục các vấn đề biên giới và hải dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6.5 nói rằng Trung Quốc đã chú ý những chỉ trích đến từ những "thành phần bên ngoài khu vực" gần đây, theo Reuters ngày 6.5.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam bàn chuyện Biển Đông
Trong chuyến thăm Việt Nam vào ngày 9-10.5 tới, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel sẽ thảo luận về quan hệ Việt - Mỹ, ASEAN và vấn đề Biển Đông.
“Đương nhiên chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận những bình luận, phê bình mang tính xây dựng từ các nước. Nhưng nếu họ muốn gây áp lực lên Trung Quốc hoặc bôi nhọ, thì bạn có thể xem những chỉ trích đó giống như chiếc lò xo, nó chịu lực và phản lực lại. Càng nhiều sức ép thì phản ứng càng mạnh”, ông Tĩnh phát biểu.
Trung Quốc được cho là đã tăng cường những lời bào chữa cho các hành động của nước này, vài tuần trước khi Toà thường trực tại The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Các quan chức Mỹ lo ngại rằng phán quyết của toà án có thể khiến Trung Quốc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông, như cách mà nước này từng làm tại biển Hoa Đông vào năm 2013.
|
Phán quyết của toà án nhiều khả năng sẽ có lợi cho phía Philippines và có nguy cơ làm gia tăng đáng kể căng thẳng trong khu vực, vì Trung Quốc trước nay bác bỏ tham gia vụ kiện này.
Ông Tĩnh nói rằng Trung Quốc đã xem xét vụ kiện của Philippines và cho rằng Trung Quốc có quyền không tham gia vụ kiện và sẽ không bao giờ chấp nhận kết quả vụ kiện.
“Vụ kiện của Philippines chẳng có ý nghĩa gì ngoài một trò hề về chính trị, được che đậy dưới cái mặt nạ của luật pháp. Đó là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và ổn định khu vực”, AP trích lời ông Tĩnh.
Theo quan chức này, ba hiệp ước quốc tế vào năm 1898, 1900 và 1930 đã phân định rõ biên giới của Philippines. Theo đó, những thực thể tại quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough rõ ràng là của Trung Quốc (?) và Philippines xâm chiếm trái phép những đảo này từ những năm 1960.
Bình luận (0)