Quán cơm ‘tốc độ’ nhất Sài Gòn: Gọi món ở quầy, khách vào bàn thì đồ ăn lên tới

19/04/2021 12:14 GMT+7

10 phút sau khi mở bán, quán cơm Ba Há đã kín khách trong lẫn ngoài. Dù vậy, khách đến đây vẫn được phục vụ trong vòng 'một nốt nhạc' khi vừa gọi món ở quầy, lúc ngồi vào bàn thì cơm cũng vừa được mang tới.

Quán cơm của bà Huỳnh Thị Há (72 tuổi, còn gọi là bà ba Há) nằm ngay mặt tiền ở đường Hưng Phú (Q.8, TP.HCM) bán đến nay cũng hơn 50 năm. Trước đây, vợ chồng bà bán từ 20 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau, nay tuổi đã cao nên bà Há chuyển sang bán buổi chiều và để con cháu nối nghiệp.
Quán cơm gia đình nên anh em trong nhà mỗi người một việc, người bán cơm, nướng sườn, người tính tiền, chạy bàn, trong vòng 3 tiếng đã bán hết mấy trăm phần cơm với hơn 50kg sườn nướng.

Ghé ăn cơm rồi cưới luôn bà chủ

Ông Trần Công Nghĩa (75 tuổi, chồng bà Há) cho biết mấy mươi năm trước khi lên Sài Gòn ông luôn ghé quán bà ba Há để ăn cơm. Được một thời gian thì ông “ưng” luôn bà chủ rồi về cùng bán cơm với vợ tới giờ. Ông kể, lúc đầu mỗi ngày chỉ bán 1 - 2 nồi cơm, bán từ 20 giờ tối tới 7 giờ sáng hôm sau nên những người đi coi đá banh khuya hay ghé ăn kêu là quán cơm... ma.
Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến4

Miếng sườn to, dày được ướp theo công thức riêng của nhà bà Há

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến5

10 phút sau khi mở bán, quán cơm Ba Há đã nghẹt người đứng chờ

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

“Lúc đó, trước cửa nhà để cái bàn inox nhỏ đủ chỗ cho mấy dĩa sườn bì chả giá 1.500 đồng mỗi dĩa. Bà ấy thì chặt sườn ướp nướng, tôi thì nhận phần nấu cơm, chạy bàn, vậy mà bán mấy chục năm nuôi mấy đứa con ăn học đó”, ông Nghĩa tâm sự.
Có một thời gian quán cơm đông khách lên, mỗi đêm ông phải nấu gần 20 nồi cơm từ lúc mở bán tới khi hết khách mới xong. Lò than chỉ có 1 - 2 cái nên ông vo sẵn gạo để đó, nồi này chín liền bắt nồi kia lên rồi canh lửa, xới cơm.
“Tới nồi thứ mười mấy hai mươi là hai tay tôi rụng rời, đũa bếp rớt xuống không cầm nổi luôn. Tôi ở trần, mặc quần đùi, ngồi lò than nên mồ hôi chảy ròng, khách lại ăn tưởng tôi là người làm chứ không nghĩ là ông chủ”, ông Nghĩa cười nhớ lại.
Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến6

Trong vòng 3 tiếng, cơm Ba Há bán hết mấy trăm phần cơm với hơn 50kg sườn nướng

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến7

Anh em trong nhà mỗi người một việc, người bán cơm, nướng sườn, người chạy bàn để phục vụ khách một cách nhanh nhất

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến8

Hiện tại bà Há đã nhường chỗ bán chính cho con cháu và chỉ làm những việc nhẹ

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến9

“Bác sĩ dặn không được đi lại nhiều mà tôi cũng chạy phụ tuốt luốt, mệt mà vui. Hôm nào nghỉ bán là còn mệt với buồn hơn nữa, ra vô không có ai nói chuyện hết”, ông Nghĩa cười nói

Năm rồi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông bà phải bỏ ra mấy chục triệu để duy trì quán, may mắn quán cũng là nhà nên gia đình ông đỡ tiền thuê mặt bằng, mấy tháng nay tình hình dần khá hơn.
Ông Nghĩa cho biết: “Tiền lời bao nhiêu thì vợ tôi tự tính chia cho con cháu trong nhà thay vì tụi nó đi chỗ khác làm thuê mà lương cũng ít. Giờ con gái lớn cũng thay vợ tôi nêm nếm, nấu ăn hết rồi nên bà ấy cũng đỡ cực”.
Dù hiện tại quán cơm do con cháu đứng bán là chính nhưng ông bà vẫn không yên tâm “về hưu”. Mỗi chiều, bà ba Há đều ra ngồi chiên chả cá còn ông Nghĩa chạy bàn, dọn dẹp phụ cháu khi khách đông.
“Bác sĩ dặn không được đi lại nhiều mà tôi cũng chạy phụ tuốt luốt, mệt mà vui. Hôm nào nghỉ bán là còn mệt với buồn hơn nữa, ra vô không có ai nói chuyện hết. Mình có kinh nghiệm nên phải theo để có gì thì chỉ tụi nó làm, đâu có bỏ được, lỡ sơ suất gì là mất khách. Thấy khách ăn bỏ dỡ là tôi hỏi liền, coi chỗ nào không được thì chỉnh lại liền, khách mà ăn hết sạch là tôi mừng thầm. Buôn bán phải theo khách chứ”, ông Nghĩ cười nói.

Nhanh như... chớp

Lúc tôi đến quán cơm Ba Há như đã hẹn với chị Huỳnh Thị Ngọc Phương (40 tuổi, con gái bà Há) là khoảng 12 giờ. Bàn ghế trong quán được mọi người dọn gọn vào một góc để có không gian chuẩn bị nguyên liệu. Mỗi người một việc, người nấu cơm, làm chả cá, người làm dưa chua, trộn bì, lâu lâu các chị lại tán dóc vài câu để quên đi cái nóng hầm hập.
Chị Phương cho biết quán cơm này chỉ toàn người nhà làm với nhau từ ba mẹ, em gái, em dâu rồi mấy đứa cháu, tổng cộng gần 8 người. Giờ làm việc cũng được lên lịch rõ ràng và “vào nếp” mấy năm nay.
Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến1

Phần cơm sườn có giá 40.000 đồng

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Theo đó, mỗi sáng, ông Nghĩa dậy sớm nhất để dọn dẹp quán. Đến 5 giờ hơn, các con ông bắt đầu đến quán để chuẩn bị, người nấu canh, hấp chả, người chặt sườn ướp gia vị, tất bật tới 10 giờ thì ai về nhà nấy để nghỉ ngơi.
Gần 12 giờ trưa, mọi người lại đến quán để làm tiếp những công việc còn lại. Khi đó, ông bà ba tranh thủ nghỉ ngơi, đúng 13 giờ 30 sẽ “thay ca” cho con cháu chợp mắt giây lát. Gần 16 giờ, ông Nghĩa cùng các con dọn cơm ra bán. 10 phút sau, bàn bên trong đã kín khách, trước cửa quán cũng nghẹt người đứng xếp hàng đợi mua về.
Chị Phương cho biết một buổi bán, gia đình sẽ nấu chừng 50 – 60kg gạo, nướng 40 – 50kg sườn và chiên hơn 10kg chả cá, bán cái vèo tới gần 19 giờ hết là vừa.
Ông Nguyễn Hữu Hiền (61 tuổi, ngụ Q.8) cùng vợ ăn cơm xong thì quay sang “tám” chuyện cùng bà ba Há đang ngồi chiên chả cá kế bên. Ông Hiền nhắc lại ngày trước hay thấy ông Nghĩa nấu cơm bằng lò than, mà cơm tấm phải nấu như vậy mới ngon nên vợ chồng ông là “mối ruột” của quán mấy chục năm qua.
Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến2

Khách ngồi kín bàn lúc 17 giờ

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Quán cơm ‘tốc độ’ ở Sài Gòn, khách vừa vào bàn, món ăn cũng vừa được mang đến3

Chả trứng muối là món “đặc sản” của quán cơm Ba Há

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Bà Phan Thị Kim Hường (61 tuổi, vợ ông Hiền) nói thêm: “Tôi với chồng đi ăn hồi lúc mới quen nhau, nay con gái lớn cũng 26 tuổi rồi. Mấy chục năm mà cơm vẫn ngon, vị sườn nướng không đổi mà các món ngày càng nhiều hơn nữa”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.