Tự động phát
Cụ thể, Berlin được cho là tụt hậu đáng kể so với yêu cầu của NATO về việc duy trì kho dự trữ cho ít nhất 30 ngày chiến đấu. Vấn đề này được cho là đã kéo dài nhiều năm, khi các cuộc tập trận gặp phải tình trạng không có đủ quân trang, quân dụng dự trữ.
Các kho dự trữ quân sự tiếp tục giảm sau khi Đức cùng với nhiều nước phương Tây khác bắt đầu gửi vũ khí và đạn dược cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở nước láng giềng vào ngày 24.2.
Ông Hans Christoph Atzpodien, giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp quốc phòng và an ninh Đức (BDSV), nhận định tình trạng thiếu hụt “sẽ không cải thiện nếu đạn dược bị đưa khỏi các kho dự trữ của quân đội Đức, trong khi các đơn đặt hàng tương ứng không được đặt cho ngành công nghiệp quốc phòng”.
Đức đặt giới hạn gì với vũ khí cung cấp cho Ukraine? |
Cũng theo Business Insider, Ủy viên quốc phòng thuộc Quốc hội Đức Eva Hoegl cho rằng cần phải có thêm 20 tỉ euro (19,5 tỉ USD) để lấp đầy các kho dự trữ đạn dược.
Trước đó, AFP đưa tin vào cuối tháng 5.2022, chính phủ Đức đã thống nhất chi ngân sách 100 tỉ euro nhằm hiện đại hóa quân đội trong bối cảnh châu Âu lo ngại về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Khoản ngân sách này sẽ được sử dụng để nâng cấp, hiện đại hóa quân đội Đức trong vài năm tới và giúp nước này đạt chỉ tiêu chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng do NATO đặt ra.
Từ cuối Chiến tranh lạnh, Đức đã giảm quân số mạnh từ khoảng 500.000 binh sĩ vào năm 1990 xuống còn 200.000 binh sĩ hiện nay.
Quân đội Đức bị cho là không trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao khi một báo cáo hồi tháng 12.2021 cho thấy chưa đầy 30% tàu chiến có thể hoạt động hết công suất trong khi nhiều chiến đấu cơ không đạt điều kiện bay. Tuy nhiên, chiến sự tại Ukraine đã thúc đẩy chính quyền Đức hành động.
Đức chuẩn bị chuyển cho Ukraine hệ thống phòng không tối tân IRIS-T |
Bình luận (0)