VietinBank đã triển khai toàn diện danh mục sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa cho khách hàng là các doanh nghiệp cà phê Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu nhiều năm đạt trên 3 tỉ USD. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn - trong đó nổi bật là sự biến động khó lường của giá cà phê.
Sau năm 2019 lao đao vì giá giảm mạnh, năm 2020, ngành cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục đối mặt với những khó khăn chồng chất bởi dịch Covid-19. Một loạt quốc gia áp dụng cách ly toàn xã hội, đóng cửa quán cà phê, nhà hàng… khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sụt giảm trong khi sản lượng vẫn duy trì ở mức cao. Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Toàn cầu (ICO), thế giới dư thừa gần một triệu bao cà phê trong mùa vụ 2019/2020. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng vì vậy mà sụt giảm mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị. Giá cà phê trong năm 2020 có thời điểm sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, cùng với đó là biên độ tăng giảm rất lớn. Sự biến động thất thường của giá cà phê đã tác động rất lớn đến kế hoạch kinh doanh và dòng tiền của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Các sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa như Hợp đồng tương lai (Futures) hay Hợp đồng quyền chọn (Options)… được coi là những công cụ hữu hiệu để quản trị rủi ro biến động giá cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê hiện nay. Sử dụng Hợp đồng tương lai, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam có thể chốt trước mức giá mua hoặc bán cà phê trong tương lai, giúp doanh nghiệp tính toán trước được chi phí, doanh thu; từ đó chỉ cần tập trung vào sản xuất mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận đặt ra. Một điểm lợi thế khác của việc sử dụng Hợp đồng tương lai trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê là mức ký quỹ thấp hơn nhiều so với giá trị của lô hàng. Hiện tại, doanh nghiệp chỉ cần ký quỹ khoảng 95 USD (7%) là có thể giao dịch một tấn cà phê robusta và khoảng 260 USD (9,5%) để giao dịch một tấn cà phê arabica.
Với những ưu điểm trên, sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa từ lâu đã được các doanh nghiệp trên thế giới ứng dụng để quản trị rủi ro biến động giá. Tại Việt Nam, công cụ phái sinh giá cả hàng hóa cũng ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng hơn với nền kinh tế thế giới.
|
Nhờ mạng lưới đối tác là các ngân hàng, tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, mức phí giao dịch tại VietinBank được nhiều khách hàng đánh giá là thấp trên thị trường hiện nay. Các thông tin, báo cáo về xu hướng giá cả hàng hóa cũng liên tục được Ban Nghiên cứu phân tích của VietinBank cập nhật giúp doanh nghiệp có kết quả giao dịch tốt nhất. Ngoài ra, xuất phát từ sự am hiểu khách hàng sâu sắc, mong muốn đem lại những trải nghiệm giao dịch hoàn hảo, VietinBank tiên phong đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm giao dịch hiện đại, ổn định, hỗ trợ đa nền tảng: Máy tính, máy tính bảng, điện thoại, cùng với bộ phận hỗ trợ đặt lệnh hoạt động 24/7. Đặc biệt khi giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa tại VietinBank, doanh nghiệp còn được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ của ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa (tín dụng, thanh toán, ngoại hối…).
Là một trong số ít các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa, giao dịch của doanh nghiệp tại VietinBank được thực hiện minh bạch, được pháp luật bảo vệ và đảm bảo về mặt thanh toán. Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi giao dịch với VietinBank.
Để biết thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp liên hệ Bộ phận phái sinh hàng hóa - Phòng Kinh doanh vốn, Khối Kinh doanh vốn và Thị trường - Trụ sở chính VietinBank.
Điện thoại: 024 3941 3832/024 3941 3833 hoặc email: [email protected]
Bình luận (0)