Qua đó, cung cấp những dấu mốc lịch sử của Quảng Nam thông qua khối tài liệu được khắc trên gỗ từ thời nhà Nguyễn (ảnh).
Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở VN trong thời kỳ phong kiến. Khối tài liệu này đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, thuộc Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước.
Bộ tài liệu được UNESCO công nhận di sản tư liệu của thế giới vào ngày 31.7.2009. Trên các mộc bản này ghi rõ quá trình hình thành và phát triển của Quảng Nam qua các giai đoạn cụ thể, từ khi vua Chế Mân đem châu Ô, châu Lý để làm sính lễ hỏi cưới Huyền Trân công chúa của Đại Việt, rồi hình thành; cho đến thời nhà Hồ (Hồ Quý Ly), triều nhà Lê (đời vua Lê Thánh Tông) đến chúa Nguyễn Hoàng hay Nguyễn Phúc Chu...
Ngoài việc giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, các bản mộc cũng giới thiệu về các “tứ kiệt” và “tứ hổ” của vùng đất Quảng Nam. Trong đó, có những người mang tư tưởng cải cách lớn như: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng với các phong trào Duy Tân và Đông kinh nghĩa thục… Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31.12.2019.
Bình luận (0)