Thập niên 90 là thời điểm du lịch Quảng Ninh bùng nổ. Năm 2000, khi UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới, vùng đất này thu hút nhiều du khách tới thăm quan.
Thời đó, TP.Hạ Long được gọi là thị xã Hòn Gai. Nhưng nếu hỏi tên đường thì ít người biết. Vì thế muốn tới chỗ nào chỉ cần hỏi gần khu đặc trưng nơi đó, ví dụ: cầu Kênh Liêm, cột đồng hồ, rạp Bạch Đằng, bãi tắm Bãi Cháy, bến phà cũ, khu Cột 2, Cột 3, Cột 5, Cột 8...
Ngã tư Cảng Mới, thị xã Hòn Gai năm 1991 - Cột Đồng hồ đầu tiên được xây dựng ở Hạ Long |
ĐỖ PHƯƠNG |
Một góc Bãi Cháy xưa |
Đỗ Phương |
Bến thuyền Cột 5 thập niên 1990 |
Đỗ Phương |
Bãi biển Cột 5 thời đó đơn sơ mang theo hoài niệm về 1 thời mưu sinh vất vả của ngư dân |
Đỗ Phương |
Bãi biển Tuần Châu xinh đẹp trải dài hơn 5 km mở cửa tự do phục vụ du khách tắm biển. Những người tới thăm quan Quảng Ninh thời điểm này, hầu như ai cũng có một tấm ảnh đen trắng đằng sau ghi dòng chữ “Kỷ niệm Hạ Long mùa hè....”. |
đỗ phương |
Thời đó, tour cố định là chuyến tham quan vịnh sẽ diễn ra trong ngày, đa số trên những thuyền gỗ của bà con bản địa. Một số đảo trên vịnh vẫn chưa có hạ tầng, người dân thậm chí lập nên các điểm du lịch tự phát, tự thu phí để kiếm thêm chút thu nhập. Trên boong tàu ra vịnh, thường có một biểu tượng không thể quên của ngành du lịch Việt Nam thập kỷ 90: túi nylon đựng bánh mì không và giò chả. |
Đỗ Phương |
Rất nhiều người tới Quảng Ninh thời đó và bây giờ, không thể tin được sự lột xác của vùng đất được mệnh danh là "vàng đen" này.
Giữa tháng 9.2022, Thượng tá Nguyễn Tiến Lập (76 tuổi) nhận lời mời tham gia chuyến tham quan Hạ Long cùng đơn vị cũ, Nhà máy Z2 (Tuyên Quang) với một tâm trạng đầy hào hứng. Quảng Ninh là vùng đất gắn với ông Lập từ nhiều thập niên trước, khi còn làm trong Nhà máy cao su 175 (Z175, Sơn Tây, Hà Nội) cũng như khi chuyển sang Z2, đều là thuộc Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế (Bộ Quốc phòng). Thời đó, tuần nào ông Lập cũng xuống làm việc với các mỏ than từ Uông Bí đến Cửa Ông. Ông Lập nhớ lại, mỗi lần tới Quảng Ninh, ông thường ở trong những căn phòng của khối nhà khách công, có hai chiếc giường trải ga trắng, 1 chiếc tủ đứng bằng gỗ, bộ sofa và cả ấm pha chè. Ông và lái xe ngủ cùng phòng, xong việc có thời gian thì ra biển tắm ào một cái. "Hồi đó thế là oách lắm rồi"- ông cười đầy tự hào.
Từ khi nghỉ hưu, ông Lập không có điều kiện thăm lại Quảng Ninh. Thế nên chuyến đi này với ông mà nói, có rất nhiều háo hức. "Thay đổi kinh khủng, nhất là từ đường bao biển trở ra. Thành phố nguy nga, tráng lệ, đẹp vô cùng. Thú thật nhiều nơi tôi không nhận ra chỗ cũ"- ông Lập mô tả.
Chẳng có gì khó hiểu trước sự ngỡ ngàng đến kinh ngạc của những người như ông Lập trước sự lột xác của Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung
Hạ Long của năm 2022 với Premier Village Ha Long Bay Resort đang được đề cử giải thưởng Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu châu Á 2022 bởi World Travel Awards. Nếu đạt giải, đây là năm thứ 3 liên tiếp khu này được World Travel Awards tôn vinh. Hai năm trước, họ đã đoạt giải Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á và Khu nghỉ dưỡng gia đình hàng đầu Việt Nam.
Năm 2018, "cánh cửa bầu trời" của Quảng Ninh đã được mở khi Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đưa vào khai thác. Đây là một trong những cảng hàng không mới tốt nhất châu Á lúc bấy giờ. Chỉ sau 5 tháng, cảng đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên, đột phá du lịch toàn tỉnh |
N.A |
Halong International Cruise Port đã hai năm liên tiếp nhận giải Cảng tàu khách hàng đầu châu Á, và cũng đang chuẩn bị hướng tới việc được tôn vinh lần thứ 3. |
N.a |
Cảng tàu trở thành "địa chỉ đỏ" của hầu hết các công ty lữ hành trên toàn thế giới |
N.A |
Trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về hạ tầng giao thông, chỉ trong 3 - 4 năm, Quảng Ninh đã thu hút được một nguồn lực khổng lồ từ các tập đoàn tư nhân lớn đổ vào hạ tầng giao thông, du lịch giải trí, bất động sản du lịch... Những nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup... đã tạo nên một bức tranh mới, đa sắc màu và hấp dẫn cho Quảng Ninh.
Tổ hợp vui chơi giải trí quy mô Sun World Halong Complex với cáp treo Nữ Hoàng, khu vui chơi trên đỉnh Ba Đèo, công viên chủ đề Dragon, công viên nước Typhoon... tạo thành điểm nhấn đặc biệt cho du khách. Từ trên Vòng quay Mặt trời và cáp treo Nữ hoàng của Sun World Ha Long (Quảng Ninh), du khách có thể nhìn ngắm Vịnh Di sản từ trên cao – khung cảnh mà chỉ một thập kỷ trước, họ chỉ được nhìn thấy trên tivi. |
N.A |
Yoko Onsen Quang Hanh là khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng đầu tiên tại Việt Nam |
N.A |
Hạ tầng lưu trú 5 sao, các nhà hàng tiện nghi với thực đơn từ nhiều nền văn hóa, công viên giải trí bên bờ biển, thích ứng với một mức sống mới và mong muốn tái tạo sức lao động của một nền kinh tế đang đặt mục tiêu vào top 20 toàn cầu. Các công trình này giúp Việt Nam tự hào khoe vẻ đẹp với du khách quốc tế, và thu ngoại tệ. |
N.A |
Ngày 1.9 vừa qua, Quảng Ninh đã hoàn thành "mảnh ghép cuối cùng" của chuỗi cao tốc dọc tỉnh là tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, trở thành tỉnh sở hữu đường cao tốc nhiều nhất Việt Nam với tổng số 176km, bằng 1/6 tổng số km đường cao tốc cả nước. Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái kết hợp cùng sân bay Vân Đồn và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long mở lối cho du lịch, kinh tế tỉnh Quảng Ninh “cất cánh” |
N.A |
Từ con số 1,1 tỷ tiền thu phí tham quan của năm 1996, Quảng Ninh đang tiệm cận con số 1 tỷ USD tổng doanh thu từ du lịch trong năm 2022. Và chỉ thỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đã đạt 5 triệu lượt người.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cho biết : Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế, trở thành giải pháp đột phá để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có ý nghĩa chiến lược, tạo sức lan tỏa, trọng tâm là hạ tầng giao thông, dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế.
"Các công trình trọng điểm, động lực này mở ra không gian phát triển mới cho khu vực, thúc đẩy phát triển liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía bắc góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế tỉnh tiếp tục đạt 2 con số”, ông Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.
Bình luận (0)