|
Nguyên nhân là tốc độ đô thị hóa nhanh, vì thế hơn 60 làng cổ Hà Nội đang trong tình trạng nguy hiểm thấy rõ qua ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan, thay đổi kiến trúc làng cổ. Thậm chí, theo PGS-TS Đinh Khắc Thuân (Viện Hán Nôm), một số làng còn bị đứt đoạn văn hóa, mất nghề, mất tên như cụm làng cổ nay là P.Hoàng Văn Thụ (Q.Hoàng Mai).
Song nguy hiểm nhất, theo GS-KTS Hoàng Đạo Kính, bảo tồn làng cổ hiện nay có tính khả thi thấp, việc duy trì làng trong công cuộc đô thị hóa vô cùng khó khăn. “Hằng năm chúng ta có khoảng 4.000 di tích cần trùng tu. Mỗi năm trung bình một di tích trùng tu cần 10 tỉ thì con số khổng lồ. Làm gì có đủ tiền. Ngoài ra di tích bằng gỗ tứ thiết. Nếu thế thì chúng ta sử dụng cả gỗ nhập Lào, Campuchia cũng không đủ”, ông Kính nói.
GS Kính cũng cảnh báo về việc bảo tồn theo kiểu hoài niệm. Theo đó, các nhà bảo tồn đang muốn giữ cho di tích như cũ. Trong khi đó, một điều tra của ông Kính tại Hải Dương cho thấy 90% nông dân không muốn ở nhà cũ. Họ muốn sửa sang vì kiến trúc cũ không tiện nghi, quy trình không khép kín, cũng không có tre có gỗ đâu mà sửa.
Về giải pháp bảo tồn làng cổ Hà Nội, ông Kính cho rằng chỉ nên giữ lại một hai làng thực sự là di sản. Chẳng hạn, theo GS Kính nên giữ làng Đường Lâm là một quỹ dữ liệu về thôn quê Việt Nam.
Trinh Nguyễn
>> Dân Đường Lâm lại trả danh hiệu
>> Làng cổ Đường Lâm
>> Dân làng Đường Lâm chưa hài lòng
>> Dân Đường Lâm tiếp tục ký đơn xin trả danh hiệu di tích
>> Dân Đường Lâm làm đơn xin trả danh hiệu di tích
Bình luận (0)