Ngày 22.11, UBND tỉnh Quảng Nam đã nhóm họp các thành viên thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để thảo luận về nguyên tắc vận hành giảm lũ cho hạ du, trách nhiệm của các bên liên quan trong vận hành hồ chứa nước thủy điện và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro.
tin liên quan
Thủy điện xả lũ xuống dânChiều 16.10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai đã họp trực tuyến với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa bàn giải pháp ứng phó cơn bão số 7.
Theo đó, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quy trình 1537) đã bộc lộ một số vấn đề nảy sinh. Cụ thể, 4 hồ thủy điện vận hành xả lũ theo quy trình này (gồm A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Tranh 2) chỉ căn cứ vào mực nước tại trạm Ái Nghĩa và trạm Câu Lâu để xả lũ riêng biệt. Theo đánh giá, đây là kiểu vận hành không khoa học, mang tính đơn hồ và độc lập. Chưa kể, các chủ hồ chứa thủy điện đang phụ thuộc vào dự báo mưa ở lưu vực từng hồ (thuê từ các đơn vị chuyên môn dự báo thời tiết) để đưa ra quyết định xả lũ.
tin liên quan
3 thủy điện xả lũ, người dân hạ du Quảng Nam lùa trâu bò đi lánh nạnVùng thấp trũng ở Quảng Nam đang ngập nặng trong khi 3 nhà máy thủy điện xả lũ càng khiến đời sống người dân xáo trộn, nhiều người tìm cách di dời tài sản và lùa trâu bò đi lánh nạn.
Theo ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, thời gian vừa qua chưa có đợt lũ lụt quy mô lớn đủ để kiểm chứng đầy đủ Quy trình 1537, tuy nhiên chính quyền địa phương nhận ra một số tình huống bất thường. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Bộ TN-MT bổ sung, điều chỉnh quy trình và các kịch bản vận hành giảm lũ cho hạ du.
Bình luận (0)