Nhưng đáng chú ý hơn là sự thay đổi quan điểm và định hướng chính sách đối với Trung Quốc.
Khi vận động tranh cử, ông Sunak coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với tương lai của Anh. Trong bài phát biểu nói trên, ông Sunak lại coi Trung Quốc là thách thức đối với hệ thống chính trị của nước Anh. Đánh giá khác về Trung Quốc và nhìn nhận khác về tác động từ Trung Quốc thì sẽ đưa lại định hướng chính sách khác về Bắc Kinh. Vận động tranh cử khác với cầm quyền. Đấy chính là lý do buộc ông Sunak sau khi lên cầm quyền ở Anh phải thật sự thức thời trong toàn bộ quan điểm và định hướng chính sách nói chung và đối với Trung Quốc nói riêng.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak |
reuters |
Sự thức thời của ông Sunak đối với Trung Quốc ở chỗ rất khó lý giải Trung Quốc đe dọa như thế nào và cụ thể ra sao với lợi ích hiện tại cũng như tương lai của Anh nếu tiếp tục coi Trung Quốc là mối đe dọa như những người tiền nhiệm và như chính ông Sunak khi vận động tranh cử. Coi Trung Quốc là thách thức về hệ thống chính trị mới thích hợp cho phía Anh ứng phó Trung Quốc trong một số vấn đề. Nếu bám giữ quan điểm coi Trung Quốc là mối đe dọa thì ông Sunak chỉ làm hài lòng các đồng minh phương Tây chứ không thể tranh thủ các đối tác và tập hợp lực lượng đối phó Trung Quốc được ở khu vưc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thức thời nên ông phải tuyên bố chấm dứt “thời quan hệ vàng son” của Anh với Trung Quốc.
Bình luận (0)