Đó là những sự kiện và câu chuyện có tính bước ngoặt: Phó đô đốc Charner nhận lệnh của hoàng đế chỉ huy cuộc viễn chinh Nam kỳ, các lực lượng viễn chinh chỉnh đốn rời khỏi Trung Quốc và đổ bộ Sài Gòn những ngày đầu tháng 2.1861, chiến địa và tình thế tương quan hai phe, thực lực của Vương quốc An Nam, tầm quan trọng về quân sự và chính trị của thành Chí Hòa, hạm đội Pháp chế ngự sông Đồng Nai, cục diện Nam kỳ lục tỉnh thời kỳ đầu, sau khi Chí Hòa và Mỹ Tho thất thủ, diện mạo người An Nam và chế độ phụ quyền...
Nam kỳ viễn chinh ký 1861 có thể được xem là cuốn ký sự chiến trường, được tác giả là đại úy hải quân Pháp trực tiếp tham gia vào cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Nam kỳ thời đó chấp bút. Chính ở trong cuộc nên tác giả Léopold Pallu có “góc nhìn” chi tiết sự tương quan giữa quân đội Pháp và quân đội nhà Nguyễn, mưu đồ của thực dân Pháp, tình hình xã hội - kinh tế - quân sự của nhà Nguyễn, đồng thời phản ánh phần nào cuộc kháng chiến anh dũng của người dân Nam kỳ trước sức mạnh quân sự của giặc.
Bình luận (0)