Ra ngoài đẹp 'lồng lộn', phòng ở lúc nào cũng bề bộn

10/11/2017 21:15 GMT+7

Trên là chia sẻ của nhiều bạn gái khi ở chung phòng với những người chỉ thích ăn diện nhưng không chịu dọn dẹp.

Đẹp là trên hết

Nguyễn Thị Mộng Thùy (sinh viên Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM) chia sẻ: “Mình ở với bạn cùng trường. Bạn ấy suốt ngày làm đẹp, đắp mặt nạ đủ kiểu. Mỗi lần đi đâu là mất khoảng một tiếng đồng hồ để trang điểm. Đồ thì thử ít nhất cũng 3 bộ mới chọn được bộ vừa ý, mà bộ nào thử xong cũng vứt tứ tung. Ở chung phòng với nhau mà chẳng có ý tứ gì hết. Mình dọn riết rồi đâm bực bội”.

Cũng từng ở chung phòng với những bạn thích ăn diện bên ngoài nhưng căn phòng thì luôn để bề bộn, Đỗ Thanh Sương (nhân viên văn phòng tại Q.5, TP.HCM) chia sẻ: “Hai năm trước khi mình còn là sinh viên, ở chung phòng với 2 đứa bạn. Phòng thì chật mà đồ đạc tụi nó thì nhiều. Đi ra ngoài thì lúc nào cũng xinh tươi lồng lộn nhưng căn phòng thì lúc nào cũng lộn xộn. Lúc đó rất ngán ngẫm nhưng vì muốn tiết kiệm tiền phòng nên cố nhịn để ở chung”.

Một thói quen hình thành trong vòng 3 ngày nhưng phải mất ít nhất 3 năm để sửa đổi được

Qua giới thiệu của Sương, chúng tôi liên hệ với T.A.T một trong hai cô bạn mà Sương kể. T. chia sẻ: “Thời buổi mà có nhan sắc mua gì cũng được thì dĩ nhiên mình phải chú ý đến vẻ bề ngoài nhiều rồi. Ở phòng thì lúc nào rảnh thì dọn dẹp chứ mình ở phòng chỉ có mình ở, cùng lắm là mấy đứa bạn của mình chứ khi đi ra ngoài xã hội là mình đẹp cho cả xã hội nhìn. Không biết bạn sao chứ mình có quan điểm nếu ra đường mà lề mề, xấu xí là làm khó chịu những người xung quanh”.

Còn Đặng Thị Kiều Trinh (cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) thì cho rằng: “Mình cũng dọn dẹp phòng chứ, phòng sạch sẽ thì mới ở được. Nhưng nếu trong trường hợp mình đang gấp đi đâu đó thì tất nhiên mình sẽ ưu tiên thời gian để làm đẹp còn phòng mình thì lúc nào dọn cũng được mà. Nói chung đẹp vẫn là trên hết”.

Khi người viết đặt vấn đề là nếu sau này cưới chồng và phải sống với gia đình chồng thì sao. Các cô gái này đều nói: “Chuyện đến đâu hay đến đó. Ai cũng biết lấy chồng là như chim vào lồng, bây giờ đang tự do thì nên hưởng thụ, sống cho thoải mái là được”.

Đừng quá chủ quan

Chị Chế Dạ Thảo (chuyên viên tham vấn tâm lý, thạc sĩ giáo dục học) nhìn nhận: “Làm đẹp cho bản thân mình và cho người khác là rất tốt, tôi khuyến khích vấn đề này vì làm đẹp là một trong những yếu tố để khi chúng ta giao tiếp sẽ tạo được thiện cảm cho đối phương. Tuy nhiên cái đẹp này phải song song với vẻ đẹp từ trong tính cách...".

Chị Thảo chia sẻ thêm, làm sao các bạn biết được một ngày nào đó bạn của bạn không ghé sang phòng bạn. Và việc bạn không chăm lo cho nơi bạn ở lâu dần sẽ tạo thành một thói quen, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình sau này.

tin liên quan

Dùng mạng xã hội phải đấu tranh tâm lý?

Trước những lời khuyên mạng xã hội là con dao hai lưỡi, nhiều người trẻ chưa biết cách phải dùng như thế nào cho thông minh rồi lại ca thán: Khổ như dùng mạng xã hội, đăng gì, bình luận gì cũng phải đấu tranh tâm lý.

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM) thì cho rằng: "Theo quan điểm của tôi thì suy nghĩ này không phải không có lý, các bạn quan tâm đến cái nhìn của người khác đối với mình, các bạn quan trọng vẻ đẹp của mình trong mối tương quan với người khác. Và công việc của thời hiện đại này nó cần như vậy, cần có một hình thức chỉnh chu khi ra bên ngoài để thuận lợi hơn trong công việc và tôn trọng cái nhìn của người khác. Đây là việc tất yếu của xã hội hiện đại. Suy nghĩ như thế là rất đúng tuy nhiên chỉ đúng ở một khía cạnh".
Chị Phạm Thị Thúy cho biết thêm, nếu các bạn có suy nghĩ chỉ cần đẹp khi đi ra ngoài còn căn phòng của mình không quan trọng, không cần dọn dẹp thì đây là một suy nghĩ sai lệch. Bởi bây giờ bạn có thể sống một mình nhưng sau này bạn sẽ có người yêu, có gia đình hoặc lúc nào đấy bạn sẽ sống trong một tập thể hoặc ở chung với ai đó trong một dịp hội họp nào đấy. Khi đó tính lôi thôi của bạn ở trong gia đình, ở trong chính nơi mà bạn sống sẽ là một thói quen và nó dễ dàng bị phơi bày ra.
"Khi một bạn nữ mà không chịu dọn dẹp căn phòng của mình thì sau này khi hoạt động hay sống chung với người khác sẽ có rất nhiều rắc rối. Sự lôi thôi của mình làm người khác trở nên khó chịu, ảnh hưởng đến sự gọn gàng của người khác, tất cả những điều này sẽ gây nên xung đột. Thậm chí khi đi ra công tác ở một đơn vị nào đó thì thói quen bừa bộn của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến nơi làm việc của bạn. Đôi khi bạn xem nhẹ nhưng đây sẽ là một thói quen và rất khó để sửa được", chị Thúy phân tích.

tin liên quan

'Hôm nào gặp uống cà phê nha!'
Có bao giờ bạn nhận được những lời rủ rê như: 'hôm nào gặp cà phê nha!', 'hôm nào gặp nhau ăn trưa nghen!', 'bữa nào mình gặp ăn uống bữa nhé!'… không?  
Đặc biệt là lúc có gia đình, nhà cửa bề bộn và không có sự vun vén của người phụ nữ thì không gian sống sẽ bị chật hẹp lại rồi đâm ra bực bội, dễ cáu ghét, gây gổ. Bên cạnh đó, việc gọn gàng sạch sẽ để đảm bảo cho sức khỏe của mọi người trong gia đình đặc biệt là con nhỏ. Nếu chúng ta không chịu dọn dẹp, nếu để ẩm mốc, dơ dáy thì không phải là chuyện đơn giản như dễ sinh bệnh cho trẻ, hoặc trẻ có thể bốc phải viên thuốc hay đồ đạc trang điểm chúng ta vứt bừa bộn mà ăn phải thì rất nguy hiểm. Nên rất mong các bạn trẻ lưu ý tập cho mình thói quen gọn gàng từ sớm để đến lúc chúng ta lập gia đình sẽ không vướng phải những điều này.
"Và các bạn cũng đừng chủ quan là việc đến đâu hay đến đó. Bởi một thói quen hình thành rất là nhanh nhưng để sửa đổi thì rất khó. Chúng ta hay nói vui là một thói quen hình thành trong vòng 3 ngày nhưng phải mất ít nhất 3 năm để sửa đổi được, nên các bạn trẻ đừng xem nhẹ chuyện này", chị Thúy nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.