Trong khi quy chế quản lý di tích Phủ Dầy, Nam Định mới ban hành chưa được một tháng, người dân đã xôn xao về quy định chọn người trông coi di tích. Người ủng hộ, người không.
Hầu đồng ở Phủ Dầy, Nam Định - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Theo quy chế mới ban hành, người quản lý di tích phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể. Họ phải là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trong đó người có nhiều năm trực tiếp trông coi, có thành tích trong quản lý di tích sẽ được ưu tiên. Người này cũng cần phải hiểu biết về lịch sử văn hóa lễ hội Phủ Dầy, cũng như đạo Mẫu - tín ngưỡng đã làm nên bản sắc của Phủ này. Họ cũng sẽ phải trình công khai kế hoạch quản lý, bảo vệ di tích trước 30 ngày so với ngày bỏ phiếu tín nhiệm. Việc bỏ phiếu tín nhiệm được người dân địa phương thực hiện, UBND xã công nhận kết quả, ký hợp đồng quản lý với thời hạn 5 năm. Sau 5 năm, nếu người trông coi di tích được nhân dân tín nhiệm thông qua sẽ tiếp tục được làm tiếp.
Tuy nhiên, nhiều người dân cũng như thủ nhang khác lại không đồng ý với quy chế này. Một nhóm người dân địa phương đã viết đơn để phản ứng quy chế. “Chúng tôi sống ở đây đang yên ổn. Phủ cũng đang tốt. Vì sao lại phải có quy chế. Mà phát quy chế rồi bắt cho ý kiến ngay trong vòng nửa tiếng thì dân sao đã hiểu”, một người dân cho biết.
“Tôi nghĩ quan trọng nhất là người dân đồng thuận. Nếu muốn người dân đồng thuận thì ngay khi soạn thảo quy chế phải cho dân đóng góp cụ thể, chứ không để chuyện dân bảo không biết. 5 năm hay bao nhiêu năm một nhiệm kỳ cũng nên để người dân cùng thương thảo với chính quyền một cách cởi mở. Rồi dù đúng cũng cần phải vận động, giải thích để dân hiểu nữa”, một nhà nghiên cứu nói.
Bình luận (0)