Chính vì thế, từ việc chỉ đốt các loại tiền, vàng giả, nay người Việt đã sáng tạo ra đủ loại vật dụng để đốt cho người cõi âm, từ đô la âm phủ, đến ô tô, nhà lầu, điện thoại, máy tính hay thẻ tín dụng...
Người Hải Phòng đốt vàng mã bên sông Tam Bạc dịp rằm tháng bảy năm 2015, một hình ảnh khá truyền thống bởi Tam Bạc khi đó còn là một khu phố cũ chưa được chỉnh trang |
Kỳ Văn |
Trong quá trình “vận động” của “hàng mã Việt Nam”, Hải Phòng là nơi có nhiều sáng tạo độc đáo. Nhờ có cảng biển và chính sách mở cửa khá sớm, từ vài chục năm trước, đời sống và cả văn hóa của một bộ phận thị dân ở đây đã ít nhiều thay đổi, trong đó có phong tục cổ truyền.
Những bức ảnh này được chụp từ năm 1992 đến cuối tuần qua ở Hải Phòng cho thấy một phần sự “khác người” của người dân đất cảng khi đốt những hàng mã đặc biệt cho người cõi âm trong các dịp tết, lễ, đặc biệt là rằm tháng bảy. Đó có thể là một chiếc xe đạp mini 2 gióng, những chiếc radio cassette thịnh hành từ những năm 1990, hay những chiếc tàu biển hoặc ô tô đời mới ngày nay…
Xe “mini 2 gióng” hàng mã được chở trên phố Quang Trung, Q.Hồng Bàng năm 1996. Xe đạp mini 2 gióng của Nhật là mốt, là tiêu chí bắt buộc và tối thiểu của người Hải Phòng những năm ấy |
Kỳ Văn |
Một chiếc tàu hàng mã được chở về xã Lập Lễ, H.Thủy Nguyên năm 1992. Lập Lễ là xã giàu ở H.Thủy Nguyên vì có nghề đóng tàu, đi biển |
Kỳ Văn |
Radio cassette loại 2 cửa băng được đốt trên phố Lạch Tray dịp rằm tháng bảy năm 2003 |
Kỳ Văn |
Một ô tô hàng mã đang được giao cho khách hàng trên phố Tam Bạc năm 2020 |
Kỳ Văn |
Từ những năm 1990, ngựa mã ở Hải Phòng đã to lớn như thật. Ảnh này chụp chiều 6.7 vừa qua bên sông Tam Bạc |
Kỳ Văn |
Ba đám đốt mã đồng thời trong ngõ 180 phố Nguyễn Đức Cảnh, Q.Lê Chân, chiều 6.7 |
Kỳ Văn |
Vàng mã đốt cạnh một dãy xe máy ở Q.Hồng Bàng dịp rằm tháng bảy năm 2021. Pháp luật không cấm người dân sản xuất và đốt vàng mã, tuy nhiên đốt làm sao cho tiết kiệm và đặc biệt là đảm bảo an toàn cháy nổ là chuyện rất quan trọng với tất cả mọi người, mọi nhà |
Kỳ Văn |
Bình luận (0)