Xe

Răn đe ý định tấn công

03/12/2017 08:47 GMT+7

Tuần qua, CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa mới có thể gắn đầu đạn hạt nhân và gần như toàn bộ nước Mỹ đều nằm trong tầm bắn.

Trong thời bình, chiến lược cơ bản để ngăn chặn hành động của đối thủ là bạn phải đưa ra một cảnh báo cụ thể, đủ sức răn đe về hậu quả mà đối thủ phải gánh chịu nếu có một hành động mà bạn cho là không thể chấp nhận được.
Thực lực quân sự là một cách thức để bạn làm điều này. Tiếc thay, Mỹ dù có thực lực quân sự rất mạnh nhưng không thể ngăn cản mọi thứ. Thời Chiến tranh lạnh, nước này đã kiềm chế Liên Xô không dùng vũ khí hạt nhân tấn công mình và đồng minh nhưng không đủ sức ngăn cản Moscow phát triển vũ khí hạt nhân.
Ngày nay, Triều Tiên là câu chuyện tương tự. Thực tế đến nay cho thấy Washington chẳng thể ngăn cản Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu Mỹ tấn công cơ sở hạt nhân Triều Tiên thì Washington mất đi tính chính danh.
Trong trường hợp Bình Nhưỡng tấn công trước, Washington có thể trả đũa chính đáng nhưng hậu quả sẽ vô cùng khó lường. Chính vì thế, vấn đề của Washington ở đây là cần thể hiện một khả năng răn đe đủ mạnh để Bình Nhưỡng từ bỏ ý định thực hiện một cuộc tấn công vào đất Mỹ.

tin liên quan

Mỹ ngăn chặn tên lửa Triều Tiên bằng cách nào?

Sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, một quan chức Mỹ khẳng định hệ thống phòng thủ nước này hiện vẫn đủ sức bảo vệ toàn bộ lục địa và các vùng lãnh thổ của Mỹ.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của GS Holmes, không đại diện cho cơ quan thuộc chính phủ Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.