Rộ bằng chứng mới liên quan vụ nổ súng kinh hoàng khi Mỹ rút khỏi Afghanistan

25/04/2024 18:34 GMT+7

Theo CNN, các bằng chứng mới cho thấy nhiều dân thường bị bắn chết, khác báo cáo điều tra được công bố tuần trước của Mỹ về diễn biến rút quân khỏi Afghanistan của nước này vào tháng 8.2021.

Báo cáo của Mỹ

Một cuộc tấn công xảy ra ở sân bay quốc tế Hamid Karzai, tại thủ đô Kabul (Afghanistan) ngày 26.8.2021, khiến 13 binh sĩ Mỹ và 170 người Afghanistan thiệt mạng. Sự kiện đánh dấu thương vong nặng nề nhất đối với dân thường Afghanistan và quân đội Mỹ ở Afghanistan trong hơn một thập niên. ISIS-K, một nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Afghanistan, đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công nêu trên.

Các quân nhân Mỹ hỗ trợ an ninh tại điểm kiểm soát sơ tán tại sân bay quốc tế Hamid Karzai (Kabul, Afghanistan) vào ngày 26.8.2021.

Các quân nhân Mỹ hỗ trợ an ninh tại điểm kiểm soát sơ tán tại sân bay quốc tế Hamid Karzai (Kabul, Afghanistan) vào ngày 26.8.2021.

REUTERS

Phía Mỹ khẳng định tất cả người chết và bị thương là do thiết bị nổ và mảnh vụn bắn vào đám đông. Mặc dù Mỹ thừa nhận có 3 vụ nổ súng (gần như cùng lúc) từ lực lượng nước này và Anh nhằm vào những người bị nghi ngờ, nhưng tất cả đều không trúng ai. Cụ thể, Mỹ cho biết một trong 25 - 30 phát súng cảnh cáo từ quân đội Anh và 2 vụ nổ súng từ quân đội Mỹ.

Bộ tư lệnh trung tâm Mỹ ra lệnh điều tra bổ sung vụ việc vào tháng 9.2023, sau khi nhận làn sóng chỉ trích về các kết quả trước đó, đặc biệt là nghi vấn về việc vụ đánh bom có thể được ngăn chặn hay không.

Trong kết quả điều tra vừa được công bố vào ngày 15.4 mới đây, Mỹ tái khẳng định một kẻ đánh bom liều chết của ISIS-K đã thực hiện vụ tấn công và vụ việc không thể ngăn chặn được ở cấp độ chiến thuật. Mỹ nhấn mạnh rằng "thông tin mới thu được trong quá trình đánh giá không ảnh hưởng quan trọng đến những phát hiện trong cuộc điều tra tháng 11.2021".

Tổng thống Zelensky nói Ukraine sẽ không biến thành ‘Afghanistan thứ hai’

Tuy nhiên, theo CNN ngày 24.4, báo cáo này đã phớt lờ nhiều báo cáo từ những người Afghanistan sống sót sau vụ khủng bố kinh hoàng ở sân bay Hamid Karzai.

Từ đoạn phim đi ngược báo cáo

Đoạn phim GoPro của thủy quân lục chiến Mỹ hoạt động gần như liên tục trong nhiều phút trước và sau vụ nổ. Phim chiếu 11 tập quay sau vụ nổ, dài gần 4 phút nhiều hơn đáng kể so với 3 vụ nổ súng "gần như cùng lúc" mà các cuộc điều tra của Mỹ tuyên bố.

Quần áo và vết máu tại hiện trường tại sân bay quốc tế Hamid Karzai (Kabul, Afghanistan) vào ngày 26.8.2021.

Quần áo và vết máu tại hiện trường tại sân bay quốc tế Hamid Karzai (Kabul, Afghanistan) vào ngày 26.8.2021.

AFP

Theo đoạn phim, một vụ nổ kéo dài gồm khoảng 17 phát súng trong hơn 30 giây sau khi quả bom phát nổ, cùng với 10 vụ nổ khác - mỗi vụ từ 2 đến 3 phát đạn. Không rõ các tay súng lúc đó ở đâu và họ nhắm bắn vào cái gì.

Đoạn phim cũng cho thấy một số nhân sự thủy quân lục chiến Mỹ chạy tìm chỗ ẩn nấp hỏa lực và ngạt thở vì khí CS thoát ra từ vết rách toác trên áo chống đạn. Phần còn lại của đoạn phim cho thấy lính thủy quân lục chiến nhanh chóng nhận nhiệm vụ từ các đơn vị của mình, đấu tranh để đối mặt với tác động của vụ nổ, đồng thời một loạt tiếng súng xuất hiện và gói gọn ở gần khu vực rào chắn - nơi người dân Afghanistan cố gắng trốn thoát.

Ông Robert Maher, một chuyên gia nghiên cứu âm thanh tại Đại học bang Montana (Mỹ) và là người xem đoạn phim do CNN cung cấp, cho biết ít nhất 11 cảnh đấu súng trong khoảng thời gian 4 phút với 43 cảnh quay. Vụ nổ gần đầu có ít nhất 17 phát súng với nhiều loại vũ khí có thể bắn cùng lúc với nhau và 2 vụ nổ súng khác các viên đạn dường như bắn theo trình tự "rắc-bùm".

Bà Sarah Morris, một chuyên gia pháp y kỹ thuật số từ Đại học Southampton (Anh), cho biết "những tiếng động bất thường xuất hiện giống với tiếng súng" xuất hiện trong 16 đoạn phim do CNN cung cấp.

Bên cạnh đó, đoạn phim cho thấy 21 phút 49 giây sau vụ đánh bom, lính thủy quân lục chiến Mỹ đã bắn một ống đựng khí CS từ bên trong các bức tường của sân bay về phía khu vực gần vụ đánh bom liều chết. Theo các đoạn phim chia sẻ trên mạng xã hội, nó có thể được ném gần những thường dân Afghanistan bị thương và thiệt mạng.

Được biết, CNN trước đó đưa tin 19 nhân chứng người Afghanistan cho biết họ nhìn thấy tiếng súng hoặc bị bắn. Đoạn video mà CNN thu được cho thấy các thi thể chất đống bên ngoài bệnh viện vào đêm xảy ra vụ tấn công.

Đến lời kể nhân chứng

Trả lời phỏng vấn CNN, Giám đốc bệnh viện Wazir Akhbar Khan Sayeed Ahmadi ở Kabul cho biết ông nhận được một cuộc điện thoại đe dọa yêu cầu ngừng viết ghi lại hồ sơ bệnh án do vụ nổ và tiêu hủy các bằng chứng mà nhóm của ông thu thập được. Ông Ahmadi cho biết ông chưa bao giờ được các nhà điều tra Mỹ tiếp cận.

Một đám đông người dân gần sân bay quốc tế Hamid Karzai (Kabul, Afghanistan) vào ngày 26.8.2021.

Một đám đông người dân gần sân bay quốc tế Hamid Karzai (Kabul, Afghanistan) vào ngày 26.8.2021.

REUTERS

CNN đã phỏng vấn ẩn danh khoảng 10 lính thủy đánh bộ, nhiều người trong số họ mô tả đã nghe thấy tiếng súng và cảm thấy bị tấn công từ nó. Một số người cho biết đã nhìn thấy thứ mà họ nghĩ là một tay súng dân quân.

Phía Mỹ đã khẳng định không có tay súng nào khác nổ súng trong khu vực vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, ngoại trừ quân đội Mỹ và Anh. Không có nhân chứng người Mỹ hay người Afghanistan nào tuyên bố cụ thể rằng họ đã trực tiếp nhìn thấy một lực lượng khác nổ súng.

Một lính thủy đánh bộ, người quyết định lên tiếng và yêu cầu giấu tên, đã trở thành nhân chứng người Mỹ đầu tiên mô tả những phát súng được bắn từ nơi có quân nhân Mỹ.

Mặc dù không thể chắc chắn rằng thủy quân lục chiến Mỹ có bắn vào đám đông dân thường Afghanistan, nhưng người lính này nói rằng: "họ sẽ không bắn lên trời", và ông không nghĩ bất kỳ phát súng nào được bắn trong khoảng thời gian 4 phút - trên đoạn phim mới do CNN công bố - là phát súng cảnh cáo.

Người này cho rằng các cuộc điều tra của Mỹ thiếu minh bạch về diễn biến vụ việc, và vai trò có thể có của thủy quân lục chiến.

Một quân nhân Mỹ sống sót khác chia sẻ với CNN "lãnh đạo của họ nói rằng những gì bạn thấy về cơ bản không phải là sự thật". Theo CNN, nhiều lỗ hổng trong các bằng chứng do Mỹ công bố. Các nhà điều tra chỉ công bố đoạn phim quay bằng máy bay không người lái trong 5 phút - được cho là đã qua chỉnh sửa sau vụ việc, để bổ trợ cho kết quả báo cáo rằng không có tiếng súng nào bắn trúng ai.

Gần đây, Mỹ đã thừa nhận nắm giữ các đoạn phim chưa được công bố về sự kiện rút quân khỏi Afghanistan ngày 26.8.2021, trong phiên điều trần của cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mark Milley và Chỉ huy Bộ tư lệnh trung tâm Mỹ Kenneth F.McKenzie.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.