Lúc đang học năm thứ 3 đại học, khoa chúng tôi tổ chức kỷ niệm ngày 20.11. Tôi còn nhớ thầy chủ nhiệm khoa nói, đại ý, các em đừng nghĩ dạy học, một bài giảng lần lượt dạy qua các lớp hay giáo án cứ thế “sao y” cho mỗi năm học như băng. Kiến thức cũ nhưng cảm xúc của người thầy luôn được làm mới!
Sứ mạng người thầy là cho an vui và nhận bình yên |
đào ngọc thạch |
Cũng ngày ấy, bài ấy, ở lớp A dạy vui, sôi nổi, hiệu quả vậy mà sang lớp B dạy sao thấy cứng, chậm, không thành công! Đôi khi chỉ ánh nhìn học trò, thái độ hợp tác, sự chuẩn bị bài mới của các em… khiến tiết dạy ngọt lịm.
Nét đẹp của nghề giáo
Đứng lớp, thầy cô chủ động - chủ động nêu tình huống, tạo phong cách, đặt yêu cầu, giải quyết vấn đề, kết thúc một quá trình. Không mấy tiết dạy có đồng nghiệp dự, còn hầu hết chỉ riêng giáo viên với học sinh. Bài học được dẫn dắt (theo một tiến trình) có chủ đích, kết quả đạt được là sự giao thoa giữa truyền thụ kiến thức (1) và vun trồng sáng tạo (2). Người thầy giỏi là thiết kế tiết dạy sao cho hai dao động (1) và (2) có tần số xấp xỉ nhau. Khi đó, biên độ của dao động cưỡng bức (phẩm chất và năng lực) đạt giá trị cực đại.
Dạy học theo chương trình cùng sách giáo khoa là đúng. Song, trong nhiều chiều tương tác, dạy người cần chiều ưu tiên. Theo đó, thầy trò lấy kiến thức là mục tiêu trước mắt, còn lợi ích trăm năm là học sinh nên người khỏe mạnh, tử tế, trách nhiệm. Robot đã và đang thay đổi hết sức ấn tượng, đa năng, thông minh. Nhờ vào năng lượng điện cung cấp, những “công dân hạng 2” này rồi sẽ là trợ giảng, giảng chính ở học đường. Nhưng căn cốt vẫn phải có trái tim người thầy đập nhịp cùng trò. Người thầy vẫn đi về… dù cuồn cuộn sóng 4.0, 5.0 hay xa hơn!
Ngày nhà giáo Việt Nam: bà Sáu Thia - Cô giáo không bục giảng |
Thi thoảng, nhiều người hân hoan đến choáng ngợp những ngôi trường hiện đại, ai cũng trầm trồ thành tích của học sinh khi tranh tài ở vòng quốc gia, khu vực, quốc tế. Nhưng lạ thật, trạng thái đó mau qua. Nhưng hình ảnh thầy cô giáo “cõng” chữ lên vùng biên viễn, ngày khai giảng nghèo xơ của cô trò điểm trường xa tít, gương hiếu học của học trò mồ côi cha mẹ, hay thầy giáo nơi trời Phi dạy bàn phím qua nét phấn… lại lay động trái tim của triệu triệu người. Những câu chuyện đẹp tựa cổ tích ấy mãi là nét đẹp học đường, của nghề giáo.
"Nghệ thuật" của nghề dạy học
Giáo dục là thế, khó mấy đi nữa mà thầy cô một mực yêu nghề, thương trò, biết đứng lên từ nghịch cảnh, sẽ giúp trường học hôm nay, ngày mai luôn xanh trong.
Giáo dục là khó mấy đi nữa nhưng thầy cô một mực yêu nghề, thương trò |
n.t |
Khi thầy cô dự các cuộc họp lớp, trường của cựu học sinh, nhiều điều được những cô cậu học trò xưa chia sẻ. Chuyện lớp học, sân trường thì đầy ắp nhung nhớ. Trong các em luôn tròn cảm xúc thầy cô thấu hiểu, khoan dung với trò học của mình.
Nóng ruột nhưng không nóng vội, buồn giận nhưng không chì chiết, mỉa mai; có lúc bị phản kháng nhưng chớ nghĩ thầy cô phải “thắng” trò. Khéo dỗ dành mà phải nghiêm giọng để học sinh không ỷ lại; phải trách phạt song nhanh chóng tạo cơ hội để trò làm lại tốt hơn; có thể bị ghét nhưng không ghét bỏ học trò của mình; quy chế (kiếm tra, đánh giá…) có cứng, nhưng lúc áp dụng với trò, thầy cô nghiêm cẩn và linh hoạt. Nghề giáo, người chọn nghề và nghề cũng chọn người.
Trường sư phạm và cơ sở giáo dục nơi thầy cô công tác cần nhớ rằng, đào tạo người thầy và tạo môi trường để họ tích cực trui rèn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đội ngũ nhà giáo là rường cột của nền giáo dục.
Trồng cây, ai cũng mong muốn sớm đến ngày hái quả. Với trồng người, độ dài thời gian không thể tính theo ngày, đếm tháng; 10 năm, 20 năm, 30 năm... Sau ngày học sinh ra trường, dịp gặp lại, thầy cô mới thực sự biết được trò năm xưa mình vun trồng, nay thế nào. Và lúc ấy, đôi khi ta cũng ray rứt, giá mà ngày đó thầy cô mình khéo hơn!
Đâu đó có con sâu làm rầu… học đường và nghề giáo bây giờ nhiều áp lực, nguy hiểm. Điều này có thể đúng khi chạm vào phần nổi của "tảng băng dạy học" nhưng nếu xét dài, rộng và sâu hơn thì sứ mạng người thầy là cho an vui và nhận bình yên.
Bình luận (0)