Rối loạn dạng cơ thể

25/12/2013 14:00 GMT+7

Vợ tôi 28 tuổi, gần 10 năm nay cứ bị đau đầu mỗi ngày, có khi đau từ đầu lan xuống lưng và chỉ giảm đau khi nằm trong phòng tối. Ngoài ra còn thường bị đau ngực, đau lưng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; có lúc choáng váng, tay chân lạnh - run giật, xỉu và hay lo nghĩ nhiều. Vợ tôi đã đi khám bệnh nhiều nơi, được chẩn đoán là viêm dạ dày, nhức đầu viêm xoang, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình… Tôi không biết chính xác cô ấy bị bệnh gì? (lythanhna…@gmail.com)

Vợ tôi 28 tuổi, gần 10 năm nay cứ bị đau đầu mỗi ngày, có khi đau từ đầu lan xuống lưng và chỉ giảm đau khi nằm trong phòng tối. Ngoài ra còn thường bị đau ngực, đau lưng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; có lúc choáng váng, tay chân lạnh - run giật, xỉu và hay lo nghĩ nhiều. Vợ tôi đã đi khám bệnh nhiều nơi, được chẩn đoán là viêm dạ dày, nhức đầu viêm xoang, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình… Tôi không biết chính xác cô ấy bị bệnh gì? (lythanhna…@gmail.com)

 

Qua lời kể của anh, tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý rối loạn dạng cơ thể (RLDCT). Đây là một nhóm các rối loạn tâm thần mà trong đó bệnh nhân hiện diện vô số các dấu hiệu lâm sàng nhưng các triệu chứng thực thể không thể giải thích được. Các rối loạn này gây nên lo lắng hoang mang cho bệnh nhân và đó cũng là thách thức đối với bác sĩ chuyên khoa tổng quát.

Theo thống kế, có khoảng 50% bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc ban đầu có các triệu chứng mà các bệnh nội khoa tổng quát đã biết không thể giải thích được vì bệnh nhân rơi vào nhóm RLDCT. Về chẩn đoán rối loạn này dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Tiền sử nhiều triệu chứng, biểu hiện trong nhiều năm gây lo lắng nhiều và làm suy giảm các chức năng.

- Bệnh nhân phải có các tiêu chuẩn sau đây trong suốt quá trình bệnh.

- 4 triệu chứng đau (ở 4 vị trí khác nhau).

- 2 triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn ói, đau bụng).

- 1 triệu chứng về tình dục hay của cơ quan sinh sản.

- 1 triệu chứng giả thần kinh như yếu liệt khu trú hay mất cảm giác.

Các triệu chứng không thể giải thích được bằng các bệnh nội khoa tổng quát đã biết hoặc liên quan đến lạm dụng hóa chất. Nếu có bệnh nội khoa tổng quát thì những than phiền hoặc suy giảm chức năng không tương xứng với bệnh. Các triệu chứng trên không phải do cố ý hay giả vờ.

Xin nói thêm vấn đề liên quan đến điều trị. Mấu chốt ở chỗ bệnh nhân có các triệu chứng cơ thể không giải thích được và thường có niềm tin mạnh mẽ rằng mình đang có bệnh thực thể, mà các xét nghiệm không phát hiện ra được. Bệnh nhân thường đánh giá thấp vai trò của các yếu tố tâm lý trong việc khởi phát, duy trì hoặc làm nặng thêm các triệu chứng đó. Do đó, thảo luận chẩn đoán với bệnh nhân là bước điều trị quan trọng nhất. Suy nghĩ cẩn thận và có kế hoạch trước khi thảo luận. Người thầy thuốc phải thông cảm với các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân trong suốt quá trình tham vấn (thực tế có bệnh nhân bị la rầy nhiều về các than phiền của mình).

Giải thích đầy đủ: yếu tố dịch tễ, bệnh sinh và  hướng điều trị. Cũng nên giải thích rằng RLDCT là quản lý hơn là chữa lành. Tái khám đều đặn, duy trì mối liên hệ thầy thuốc với bệnh nhân, tạo một không khí cởi mở và sẵn lòng giúp đỡ cho phép bệnh nhân bày tỏ các lo lắng về các triệu chứng bệnh của mình.

Lịch tái khám có thể cũng không nên quá dày và không nên tiếp bệnh nhân nếu không đúng lịch nhằm ngăn cho bệnh nhân khám bệnh quá nhiều.

Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước

(Số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: [email protected], [email protected] hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn.

ThS-BS Nguyễn Văn Thống
Chuyên khoa Nội tâm thần kinh - Bộ môn Tâm thần Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Phòng khám Nội tâm thần kinh Y - Nha khoa Vạn Phước

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.