Rome by Diamond Lotus: Bản giao hưởng của kiến trúc và ‘chất’ Rome

25/04/2019 08:00 GMT+7

Gây ấn tượng mạnh ngay từ khi ra mắt với phong cách mang đậm âm hưởng kiến trúc La Mã cổ điển, Rome by Diamond Lotus là hành trình trở về với di sản do kiến trúc sư (KTS) người Ý- Aldo G.Zoli Lo Prinzi dẫn lối.

Thưa KTS Aldo, phong cách kiến trúc La Mã bắt nguồn từ khoảng thời gian nào và có những đặc trưng gì?
Kiến trúc La Mã kế thừa tinh hoa của các nền văn minh Hy Lạp, Ai Cập, Etrusca… và đi vào giai đoạn cực thịnh từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến những năm 400 sau Công nguyên. Tuy có sự tiếp biến qua từng thời kỳ, song đặc trưng tiêu biểu nhất vẫn là sự cổ điển.
Kiến trúc sư người Ý - Aldo Zoli Lo Prinzi, cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corporation
Kiến trúc sư người Ý - Aldo Zoli Lo Prinzi, cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corporation
Một nét thú vị là kiến trúc cổ điển không chỉ được ứng dụng trong các công trình công cộng như đền thờ, nhà thờ, quảng trường, thánh đường, đài phun nước,… mà còn có thể gặp trong các ngôi nhà tư nhân. Ở các công trình lớn, đường nét phóng khoáng hơn, các thức cột và họa tiết trang trí bề thế hơn, còn ở nhà ở thông thường, kiến trúc được biến tấu nhẹ nhàng để phù hợp với không gian riêng tư và tinh tế dành cho người ở.
Qua nhiều năm sinh sống và làm việc tại các quốc gia từ Âu sang Á, ông có thấy kiến trúc La Mã cổ điển đang bị áp đảo bởi các phong cách và xu hướng hiện đại?
Cá nhân tôi không nghĩ vậy. La Mã là cái nôi của văn minh phương Tây. Do đó, phong cách cổ điển luôn giữ vững vị thế qua nhiều thời kỳ, tiêu biểu như kiến trúc La Mã đã được lan truyền từ thời La Mã cổ đại sang thời kỳ Phục Hưng, từ Hy Lạp sang Ý, Pháp và các quốc gia châu Âu… cũng đều mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển từ cách thức cột, mái vòm, sảnh tiền và cách phân chia cấu trúc.
Hoặc tại Việt Nam, dù chỉ bắt đầu giao thoa văn hóa phương Tây trong hơn 2 thế kỷ gần đây nhưng các bạn đã có nhiều công trình kiến trúc cổ điển đặc sắc như nhà thờ Đức Bà, nhà hát lớn Hà Nội, nhà hát lớn TP.HCM, bưu điện TP.HCM, khách sạn Majestic,…
Đây là lý do ông và Phuc Khang Corporation quyết định chọn kiến trúc La Mã cổ điển làm phong cách chủ đạo cho dự án Rome by Diamond Lotus tại khu Đông Sài Gòn?
Điều này bắt nguồn từ những giá trị tương đồng giữa hai vùng đất Việt Nam và Ý. Tôi bắt gặp sự thân thiện, cởi mở của người Việt Nam như chính tại quê hương tôi, Ý. Đồng thời, nền văn hóa cả hai nơi đều trân trọng kế thừa những giá trị trường tồn của ông cha để lại, hay chúng ta thường gọi là giá trị di sản.
Kiến trúc cổ điển là phong cách tồn tại vượt thời gian bởi giá trị truyền thống và thẩm mỹ không bao giờ lỗi thời. Dĩ nhiên, khi đặt để kiến trúc cổ điển vào thời kỳ hiện đại, cụ thể là trong dự án Rome by Diamond Lotus, bản thân nó phải có những biến chuyển phù hợp và dung hòa thêm nhiều yếu tố khác, ví dụ như tối ưu công năng sử dụng, tiện ích sống và tiêu chí xanh. Suy cho cùng, mục đích của kiến trúc là để làm gì nếu không để phục vụ cho nhân loại và mang đến niềm hạnh phúc trong cuộc sống?
Tọa lạc trên mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ (Thủ Thiêm, Q.2), tòa thành Rome by Diamond Lotus mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển độc đáo, tráng lệ
Tọa lạc trên mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ (Thủ Thiêm, Q.2), tòa thành Rome by Diamond Lotus mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển độc đáo, tráng lệ
Một chi tiết khác liên quan trực tiếp đến Rome by Diamond Lotus là từ ngày xưa, La Mã là nền văn minh đầu tiên xuất hiện mô hình nhà cao tầng có tầng trệt là khu thương mại và các tầng trên là căn hộ (insulae). Đây có thể coi là phiên bản căn hộ đầu tiên của nhân loại.
Ông có thể chia sẻ đôi điều nổi bật về kiến trúc dự án Rome by Diamond Lotus, thưa ông?
Các thức cột, mái vòm là chi tiết tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển và bạn dễ dàng thấy điều này tại Rome by Diamond Lotus. Tất cả hệ thống cột phụ, vòm oval và các gờ đá, bệ đá, hoa văn trang trí, sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và đá cẩm thạch đều mang đậm đặc trưng kiến trúc cổ điển La Mã và được nhấn nhá tinh tế trong tổng thể thành Rome lịch lãm, đẳng cấp và khác biệt.
Vậy những chi tiết thể hiện phong cách sống của người La Mã được ứng dụng ra sao trong dự án này?
Một trong những di sản của nền văn minh La Mã là các công trình tiện ích công cộng giúp kết nối cộng đồng. Chúng tôi có bồn tắm nước nóng Basilica Therma (Thổ Nhĩ Kỳ) là nơi cư dân tụ tập, giao lưu, dù thời đó chỉ có nam giới mới được phép đến. Rome by Diamond Lotus ứng dụng tiện ích này vào tầng 6 với hồ bơi khoáng mặn vô cực tràn bờ rộng 1.100 m2. Hồ bơi được thiết kế theo phong cách bồn tắm ngoài trời của người La Mã cổ đại với những pho tượng bao quanh và mái vòm nhìn ra toàn cảnh Sài Gòn.
Ngoài ra, bao quanh không gian hồ bơi là tổ hợp các tiện ích phục vụ dành riêng cho cư dân Rome by Diamond Lotus như: khu vực sauna & spa, gym, business lounge, khu vực thiếu nhi, vườn treo,… và đặc biệt nhất phải kể đến vườn La Mã rộng hơn 3.000 m2 sẽ là “lá phổi” cung cấp nguồn sinh khí trong lành và màu xanh cho dự án.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.