Chân dung cụ rùa sống lâu nhất |
afp/Getty |
Dinh thống đốc đảo St. Helena, nơi cụ rùa Jonathan trải qua gần hết đời, đang đánh dấu sự kiện này với việc mở rộng cửa trong 3 ngày để đón những người muốn ăn mừng “cột mốc lịch sử”, theo Đài CNN hôm 3.12.
Giới chức hòn đảo cũng tổ chức in ấn nhiều con tem kỷ niệm dịp quan trọng này.
Trong khi không có ghi nhận chính thức về ngày sinh của cụ rùa, Jonathan được cho chào đời khoảng năm 1832.
Năm 1882, rùa Jonathan được đưa từ Seychelles đến St. Helena làm quà tặng cho ngài William Grey-Wilson, sau đó trở thành thống đốc hòn đảo.
Cụ rùa "anh hùng gieo giống" về nhà sau khi hoàn thành nhiệm vụ |
Tuy nhiên, ông Matt Joshua, Giám đốc Sở du lịch St. Helena, cho rằng tuổi thật của rùa Jonathan có thể lên đến 200.
Theo sách Kỷ lục Guinness Thế giới, rùa Jonathan cũng là cụ rùa sống lâu nhất thuộc siêu bộ Chelonia, nhóm bao gồm rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi….
Kỷ lục trước đó thuộc về rùa Tu’i Malila, ít nhất 188 tuổi. Được thuyền trưởng James Cook (Anh) tặng cho hoàng tộc Tonga khoảng năm 1777, rùa Tu’i Malila chết năm 1965.
Cuộc sống của con rùa cao tuổi nhất thế giới
Ở St. Helena, cụ rùa Jonathan thật sự là nhân vật nổi tiếng. Cụ rùa đang sống cùng 3 con rùa khổng lồ khác, lần lượt tên David, Emma và Fred.
Dù tuổi già khiến Jonathan bị mù và mất đi năng lực mùi, thính giác của “cụ” tuyệt hảo. Theo tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, “cụ” vẫn phản ứng tốt khi nghe âm thanh của bác sĩ thú y chăm sóc mình.
Bác sĩ thú y Joe Hollins cho biết rùa Jonathan vẫn sung sức, dù điều này thay đổi cùng với thời tiết.
“Những ngày nắng dịu, Jonathan sẽ tắm nắng. Nó duỗi cái cổ dài và 4 chân hoàn toàn khỏi vỏ để hấp thu nhiệt lượng để truyền vào bên trong cơ thể”, ông Hollins kể lại. Còn những ngày thời tiết lạnh hơn, “cụ” chỉ thích vùi mình vào đống lá hoặc cỏ vụn và ở đó cả ngày.
Bất chấp tuổi cao, Jonathan vẫn thường xuyên giao phối với Emma (rùa cái) và đôi khi cả với Fred (rùa đực).
Phát hiện kinh hoàng: rùa khổng lồ ăn cỏ bất ngờ săn chim non để ăn thịt |
Bình luận (0)