Giáo viên dạy thực hành lái xe phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 138/2019 của Chính phủ, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. Trong đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan T.Ư do Bộ GTVT giao. Và Sở GTVT cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
Ô tô tập lái chạy trong khu dân cư ở P.An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM) |
CÔNG NGUYÊN |
Quy chuẩn về đào tạo lái xe tại các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe tuy được ban hành, nhưng thực tế khi đăng ký học lái xe ô tô các hạng, rất ít học viên tìm hiểu hoặc tự kiểm tra bản thân đã học đúng trường được cấp phép, đúng xe, hoặc đúng giáo viên “đủ chuẩn” hay không. Điều này mang đến rủi ro hiện hữu cho chính học viên “tầm sư” trúng các trung tâm, cơ sở “chui” này.
Sau khi Thanh Niên đăng loạt bài Hiểm họa từ ô tô tập lái “chui”, nhiều bạn đọc đã gửi mail để xin được tư vấn nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc trong quá trình học lái xe ô tô.
Nhiều chuyên gia pháp lý đã phân tích rằng, ô tô được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Tự lái xe khi chưa đủ điều kiện theo luật định là vi phạm và nguy cơ rước họa tù tội vào thân. Để chấn chỉnh tình trạng bất đắc dĩ trở thành nạn nhân của trung tâm đào tào lái xe “chui”, cơ quan quản lý cũng cần giám sát, thanh tra thường xuyên hoạt động của các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe; phát hiện các hành vi dạy “chui”. Một biện pháp khác là “chấm điểm” về chất lượng của các trung tâm, cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng.
Bình luận (0)