Việt - Pháp bang giao sử lược - Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX (NXB Khoa học Xã hội và Sách Khai Tâm ấn hành) bắt đầu từ câu chuyện của những ngày người châu Âu mới đặt chân lên đất VN giao thiệp, buôn bán, tiếp đó là sự cầu cứu Pháp và Hiệp ước Versailles không hiệu quả. Việc vua Minh Mạng có ý tưởng tự cường tự chủ nhưng không hiểu hết tình thế thiên hạ. Vua Thiệu Trị lo lập đồn để giữ bờ biển Đà Nẵng, rồi việc quân Pháp và quân Y Pha Nho đánh Gia Định. Trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” ấy, vua Tự Đức lo văn chương, thi phú để khi quân giặc tới nội bộ lục đục: kẻ bàn chiến, người nói thủ, kẻ ưng hòa, thiếu quyết đoán làm mất một số tỉnh phía đông và phía tây Nam kỳ. Tuy nhiên, qua đó lại nổi lên tài thao lược của Nguyễn Tri Phương, nghĩa khí Trương Định. Cuốn sách còn nói về cách triều đình chống sự bành trước của Pháp, cầu thân với các nước châu Âu, rồi câu chuyện vua Hàm Nghi xuất bôn và tấn bi kịch cuộc đời đã được Phan Khoang miêu tả chi tiết hết sức cảm động. Sự nổi dậy của đảng Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu… cũng đều được thuật, tả tường tận trong sách...
Sách quý của Phan Khoang trở lại sau 67 năm
08/03/2017 06:18 GMT+7
Bình luận (0)