Tại Hội chợ sách quốc tế Bắc Kinh đang diễn ra từ ngày 24 - 28.8 ở Trung tâm triển lãm quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc), PV Thanh Niên không khỏi ngạc nhiên khi nghe thấy một số độc giả Trung Quốc tấp nập rủ nhau đi mua sách Việt Nam và các sách ngôn ngữ khác của một số nước Đông Nam Á.
Thật bất ngờ khi số lượng sách Việt Nam được trưng bày tại gian hàng của Công ty Xuất nhập khẩu sách Thâm Quyến khá nhiều và đa dạng từ sách giáo khoa tiểu học, sách văn học, tới các đầu sách cung cấp kiến thức về luật pháp.
Để tìm hiểu rõ hơn, PV Thanh Niên đã trao đổi với ông Đới Khải Quân - giám đốc sách ngoại văn của Công ty Xuất nhập khẩu sách Thâm Quyến.
* Xin ông cho biết sơ về tình hình nhập khẩu sách Việt Nam vào Trung Quốc ra sao?
- Số lượng sách Việt Nam nhập nguyên bản tiếng Việt chiếm nhiều nhất trong số sách ngoại văn các nước Đông Nam Á mà công ty chúng tôi từng nhập khẩu về trong 5 năm qua. Đứng thứ nhì là sách Thái Lan. Tính đến nay đã có khoảng 30.000 cuốn sách Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc hằng năm từ công ty chúng tôi.
Tại hội chợ lần này, chúng tôi chỉ chọn trưng bày một số tựa sách tiêu biểu do không có nhiều chỗ, nhưng số lượng sách Việt Nam được trưng bày tại gian hàng vẫn nhiều hơn hẳn các sách có ngôn ngữ khác.
|
* Công ty chủ yếu chọn loại sách Việt Nam nào để nhập khẩu và nhập vào tiêu thụ ở đâu?
- Chúng tôi nhập đa dạng thể loại, từ sách giáo khoa tới văn học, pháp luật, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo trình… chủ yếu nhằm cung cấp cho các trường đại học, phục vụ cho các sinh viên học tập chuyên ngành tiếng Việt hoặc cho các nhà nghiên cứu Việt Nam học. Số sách Việt Nam được nhập về không bán vào các cửa hàng sách thông thường.
* Thật đáng tiếc khi sách được nhập về chưa được bán ra ngoài thị trường rộng rãi vào khu vực sách ngoại văn tại hệ thống cửa hàng sách Tân Hoa. Và công ty các ông thường chọn mua sách Việt Nam dựa theo tiêu chí gì?
|
|
Nhu cầu học tập nghiên cứu tiếng Việt ở Trung Quốc ngày càng tăng
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, việc tìm mua sách Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc ngày càng tăng bởi nhu cầu học tập nghiên cứu tiếng Việt. Trước đây việc mua sách Việt Nam phần lớn đều do các thầy cô dạy tiếng Việt tự chủ động lựa chọn mỗi khi sang Việt Nam học tập hoặc công tác và mua đem về nước, đưa vào hệ thống thư viện trong trường mình đang làm việc. Tuy nhiên khoảng vài năm qua, các giáo viên này đã không được tự ý chọn sách và mua sách đầy cảm tính nữa, mà việc mua sách được giao cho các công ty xuất nhập khẩu sách, làm việc trực tiếp với nhà trường.
PV Thanh Niên từng có điều kiện tới thăm thư viện lớn của một trường đại học tại Bắc Kinh có giảng dạy chuyên ngành tiếng Việt và không khỏi ngạc nhiên khi thấy tại đây tủ sách tiếng Việt vô cùng phong phú, thậm chí là quý hiếm bởi nhiều đầu sách Việt Nam xuất bản rất lâu và được mua tích lũy từ nhiều năm.
Trao đổi với đại diện công ty sách Chibooks - đơn vị sách Việt Nam duy nhất đang tổ chức gian hàng trưng bày sách Việt Nam tại Hội chợ sách quốc tế Bắc Kinh 2016 lần này, được biết, đã có nhiều đơn vị xuất nhập khẩu sách Trung Quốc khác cũng tìm tới gian hàng sách Chibooks đề nghị hợp tác xuất nhập khẩu sách Việt Nam vào Trung Quốc.
Bình luận (0)