![]() Các gánh hàng rong, xích lô, vá xe đêm, công nhân quét rác vẫn làm việc trong không khí se lạnh của TP.HCM những ngày qua LÊ NHẬT |
![]() Cái lạnh Sài Gòn lại giúp ông Hai bán kem ống nhớ về cái lạnh ở quê nhà LÊ NHẬT |
![]() Bà Hạnh vào TP.HCM năm 19 tuổi. Năm nay 50 tuổi, mỗi khi Sài Gòn trở lạnh lại khiến bà nhớ đến tết ở quê. LÊ NHẬT |
![]() Với bà Hạnh, nhang muỗi vừa để đuổi muỗi, vừa để... chống lạnh LÊ NHẬT |
![]() Vòng đu quay vắng khách trên đường Ngô Tất Tố (P.19, Q.Bình Thạnh) LÊ NHẬT |
![]() Một xe bò bía trên đường Ba Tháng Hai (Q.10) TP.HCM LÊ NHẬT |
![]() Một chiếc xe ba gác đậu tạm trên đường Ba Tháng Hai LÊ NHẬT |
![]() Chỗ ngủ tạm bợ của một bác xích lô trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM) LÊ NHẬT |
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Đông Nam Bộ là điểm đến thu hút nhất đối người di cư, với 1,3 triệu người nhập cư, chiếm hơn 2/3 tổng số người di cư giữa các vùng trên cả nước và gấp gần 4 lần so với lượng người nhập cư vào đồng bằng sông Hồng.
Cứ 10 người di cư thì có 4 người đang sống trong những ngôi nhà thuê/mượn. Có 42,7% người di cư sống ở nơi có diện tích dưới 15m2 và 19,0% sống ở nơi có diện tích 8m2.
Tại hội thảo khoa học “Tiếp cận an sinh xã hội của lao động di cư Việt Nam” (ngày 27.10.2020), trình bày về chất lượng cuộc sống của người nhập cư tại TP.HCM, TS Nguyễn Thị Hoài Hương cho biết tốc độ nhập cư vào TP.HCM vẫn có xu thế tăng, dân số ở các quận ngoại thành như Q.Bình Tân, Q.Thủ Đức... tăng nhanh. Giai đoạn 2009 - 2019, lao động di cư đến thành phố từ miền Tây tăng hơn gấp đôi so với trước năm 1999 và có xu hướng trẻ hóa; trong khi đó, người di cư của vùng Trung Bộ giảm từ 40,6% (trước năm 1999) còn 21,4% (giai đoạn 2009 - 2019).
|
Bình luận (0)